Trẻ sơ sinh bị táo bón là tình trạng phổ biến hiện nay. Theo thống kê có khoảng 10% trẻ mắc táo bón và 30% trong số đó cần đến sự can thiệp của y tế. Táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thực sự là vấn đề lớn và đáng lo ngại.

Trẻ sơ sinh bị táo bón có ảnh hưởng đến khả năng phát triển của bé?
Vì sao trẻ sơ sinh bị táo bón nhiều?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc táo bón ở trẻ nhỏ. Một trong số đó phải kể đến chính là sự thiếu hụt lợi khuẩn. Điều này khiến hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng. Khi đó, các hoạt động tổng hợp enzyme, vitamin bị trì hoãn. Đồng thời khả năng phân giải và đào thải kém, khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ từ đó suy giảm.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác mà cha mẹ nên biết dưới đây:
- Trẻ bị mất nước do bú không đủ: Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu. Khi mẹ thiếu sữa, trẻ bú không đủ dẫn đến cơ thể bé không đủ nước dẫn đến táo bón.
- Sữa công thức dễ khiến trẻ bị táo bón: Với những trẻ đang dùng sữa công thức dễ bị táo bón hơn trẻ bú sữa mẹ. Bởi việc pha sữa công thức không đúng liều lượng có thể khiến bé không tiêu hóa được.
- Chế độ ăn của bé chưa đủ tốt: Với những trẻ chưa đủ tháng, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu. Trẻ nhận hoàn toàn dinh dưỡng từ sữa mẹ. Do đó, mẹ cần ăn đủ chất, đa dạng món để trẻ có nhiều dưỡng chất. Nếu mẹ ăn không đủ chất, hay ăn đồ cay nóng, ít rau xanh sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị táo bón.
- Táo bón do bệnh lý: Nhiều trẻ bị táo bón do những tổn thương trong đường tiêu hóa. Một số thương tổn, dị tật bẩm sinh như đại tràng phình to, bệnh suy giáp trạng…
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón
Trẻ đi đại tiện ít hơn bình thường
Ở những trẻ bình thường, có thể một ngày đi vệ sinh một lần hoặc 4-5 lần/tuần. Nhưng với trẻ sơ sinh bị táo bón thường có tần xuất đại tiện ít hơn bình thường. Những trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời thường có ít khả năng bị táo bón. Thông thường, trẻ không bú mẹ và uống sữa công thức dễ mắc táo bón hơn.
Nếu thấy trẻ có biểu hiện đi ngoài rất ít, khoảng 2-3 lần/tuần thì mẹ nghĩ ngay đến vấn đề táo bón. Sau đó, mẹ cần thay đổi thực đơn hoặc đổi sữa công thức để giúp bé tiêu hóa tốt hơn.

Trẻ đi ngoài ít hơn bình thường là dấu hiệu của táo bón
Trẻ sơ sinh đi ngoài phân cứng, vón cục
Mẹ nên quan sát phân của bé sau mỗi lần đi cầu. Nếu phân có hình viên, vón cục, màu xám, trông rất khô và không có độ ẩm mịn thì có nhiều khả năng bé đang bị táo bón. Đặc biệt, khi phân dính chút máu thì có thể khẳng định hậu môn của bé đang gặp tổn thương. Lúc này, mẹ cần đưa bé tới bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc hay điều trị một cách chủ quan.
Trẻ lười ăn và quấy khóc
Nhiều bé sơ sinh khi bị táo bón thường quấy khóc và bỏ ăn. Đôi khi chúng vô cớ khóc, nhăn nhó, khó chịu và tỏ ra không vui vẻ. Điều này có thể cảnh báo bé đang bị khó tiêu, ăn không ngon miệng và không thể đi ngoài dẫn đến mệt mỏi, khó chịu trong người. Khi gặp tình trạng này, mẹ không nên ép bé bú hay để kệ bé khóc mà cần tìm cách giúp bé thoải mái hơn như xoa bụng, cho bé ngâm mình trong nước ấm.
Xem thêm: Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh là gì? 99% các mẹ đều nhầm lẫn
Cách khắc phụ táo bón ở em bé sơ sinh hiệu quả không dùng thuốc
Ngâm hậu môn bé bằng nước ấm và massage bụng
Trẻ sơ sinh bị táo bón phần nhiều do chế độ ăn uống của mẹ hoặc sữa công thức. Chính vì vậy, cách đơn giản nhất giúp bé thoải mái và hết đau bụng là ngâm hậu môn của bé trong nước ấm. Khi tắm gội cho bé, mẹ nên pha nước ấm vừa phải, ngâm mình bé khoảng 5-7 phút (tập trung phần hậu môn). Sau đó, massage nhẹ vùng bụng để bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Đổi sữa công thức
Jatinder Bhatia, trưởng khoa sơ sinh tại Đại học Khoa học Y tế Georgia cho biết, mỗi đứa trẻ có giờ giấc ngủ khác nhau và nhu cầu calo riêng. Sữa công thức và sữa mẹ đều chứa loại protein whey và casein. Tuy nhiên, casein trong sữa công thức nhiều hơn whey do đó trẻ uống sữa công thức tiêu hóa kém hơn uống sữa mẹ. Khi mua sữa công thức, mẹ cần xem kỹ thành phần để xem lượng casein là bao nhiêu. Sau đó cần làm theo hướng dẫn, pha đúng tỷ lệ để trẻ không bị khó tiêu, táo bón.

Đổi sữa công thức để tránh táo bón cho trẻ
Chú ý chế độ dinh dưỡng của mẹ
Chế độ dinh dưỡng của mẹ rất quan trọng bởi chúng ảnh hưởng tới chất lượng sữa. Chính vì vậy, mẹ cần xây dựng thực đơn lành mạnh, đủ chất. Đặc biệt, tăng cường lượng chất xơ từ rau xanh. Ngoài ra, mẹ cũng cần hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ chiên rán trong quá trình cho bé bú.
Bổ sung bào tử lợi khuẩn hàng ngày
Cha mẹ có thể tham khảo chuyên gia về cách cung cấp bào tử lợi khuẩn cho đường ruột của trẻ. Việc bổ sung bào tử lợi khuẩn giúp kích thích khả năng tiêu hóa của bé. Bên cạnh đó, các lợi khuẩn còn giúp trẻ có cảm giác ăn ngon miệng nhờ tổng hợp vitamin nhóm B và các enzyme tiêu hóa. Điều này giúp phân mềm, xốp và dễ đào thải hơn, hạn chế được táo bón.
Men vi sinh bào tử lợi khuẩn PregMom là một loại men vi sinh như thế. Hơn nữa, PregMom được chứng nhận an toàn cho trẻ sơ sinh, mẹ bầu và phụ nữ mang thai.

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.