Cơ thể hấp thụ kém là tình trạng các chất dinh dưỡng sau khi được chuyển hóa từ thức ăn không hấp thu vào cơ thể qua máu. Việc này khiến cơ thể thiếu một số khoáng chất cần thiết và quan trọng. Từ đó dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe.

Cơ thể kém hấp thụ chất dinh dưỡng
Chuyên gia giải thích về cơ thể hấp thu kém
Cơ thể kém hấp thu xảy ra do một số khiếm khuyết của quá trình tiêu hóa. Những khiếm khuyết này có thể do những tổn thương trong niêm mạc. Hoặc những khiếm khuyết bẩm sinh, suy giảm nhu động ruột, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hoặc quá trình lưu thông máu không thuận lợi. Hệ bạch huyết bị tổn thương cũng là một nguyên nhân khiến cơ thể kém hấp thu. Kết quả là suy giảm cơ thể, khả năng hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng không cao.
Acrodermatitis enteropathica – kém hấp thu kẽm ở nhiễm trùng khó phát hiện. Các dấu hiệu bất thường là da, niêm mạc và lông nhung tăng sản tuyến tiền liệt, tăng tế bào viêm lớp đệm và mất enzym viền bàn chải. Tiến triển của bệnh dẫn đến suy giảm các thành phần kém hấp thu khác.
Thiếu hụt khoáng chất, enzyme ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa
Khả năng hấp thụ dinh dưỡng bị suy giảm thường nằm ở đâu đó dọc theo ruột non. Vì nó cung cấp một diện tích bề mặt đáng kể được tối đa hóa nhung mao và vi nhung mao. Quá trình tiêu hóa xảy ra bởi sự kết hợp của quá trình trộn cơ học, tổng hợp và bài tiết enzyme. Quá trình tổng hợp, bài tiết và hoạt động của enzym liên quan trực tiếp tới sự chuyển hóa và hấp thu của cơ thể.
Có ba giai đoạn hấp thụ chất dinh dưỡng: chuyển hóa, niêm mạc, sau hấp thu. Các hội chứng kém hấp thu được phân loại theo các giai đoạn này.
- Giai đoạn chuyển hóa: thức ăn được trộn cơ học cùng các enzyme tiêu hóa ở mỗi cơ quan của hệ tiêu hóa.
- Giai đoạn niêm mạc: diện tích bề mặt lớn và màng niêm mạc khỏe mạnh cho hoạt động hấp thu diễn ra tốt.
- Giai đoạn sau hấp thu: quá trình lưu thông máu thuận lợi giúp các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu tốt. Muốn vậy, các nguồn cung cấp máu và hệ thống bạch huyết phải còn nguyên vẹn (không gặp tổn thương).
Ở mỗi giai đoạn này, các chức năng tiêu hóa dễ bị rối loạn. Khi một cơ quan, bộ phận của hệ thống tiêu hóa gặp bất lợi thì quá trình hấp thu dinh dưỡng của cơ thể cũng trở nên không thuận lợi.

Cơ thể thiếu hụt vitamin và khoáng chất
Vitamin, khoáng chất trong quá trình hấp thu dinh dưỡng
Các cơ chế vận chuyển khác nhau của ruột giúp hấp thụ vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng. Rối loạn chức năng ở bất kỳ mức nào cũng dẫn đến cơ thể hấp thụ kém vitamin, khoáng chất. Khi cơ thể thiếu hụt canxi, vitamin D, magie, selen, thiamin… ở mức độ nhiều hay ít, cơ thể sẽ kém hấp thu ở mức tương tự.
Cần làm các xét nghiệm về bụng, máu, phân… để hỗ trợ chẩn đoán. Khám sức khỏe nên bao gồm khám toàn bộ vùng bụng và kiểm tra các hệ thống lân cận. Khám sức khỏe có thể mang lại các phát hiện về
- Âm ruột tăng / giảm hoạt động.
- Các biểu hiện chướng bụng, đau bụng (ít gặp hơn)
- Xanh xao (gợi ý thiếu máu), suy nhược cơ
- Phản xạ gân sâu bất thường, dị dạng xương
- Phát ban, rối loạn nhịp tim, chậm phát triển (ở trẻ sơ sinh và trẻ em)
- Vết thương kém lành, bầm máu, giảm thị lực
- Bệnh thần kinh ngoại biên, rối loạn thính giác hoặc suy giảm nhận thức.
Giải pháp cho những người có cơ thể kém hấp thu
Để cơ thể tăng hấp thu, người bệnh cần quan tâm đến chế độ ăn và tập luyện. Đây là 2 yếu tố quyết định “thành bại” của một cơ thể hấp thu tốt, ăn ngon miệng và hạn chế mọi bệnh tật.
Người kém hấp thu uống thế nào?
Theo bác sĩ Trần Hà, mục đích chung của việc cải thiện chế độ ăn uống nhằm giúp đường ruột hàn gắn vết thương và làm sạch các chất thải thừa trong ruột.
- Đảm bảo khẩu phần vừa đủ chất xơ, ít chất béo và sữa. Hạn chế các thực phẩm từ bơ, dầu ăn, socola, chiên xào… Không ăn những thực phẩm chứa caffein, thịt hộp, sản phẩm từ lúa mì.
- Chế độ ăn uống phải nhiều chất lỏng, đủ các loại vitamin và khoáng chất (sắt, kẽm, selen, kali)
- Thực hiện nguyên tắc bữa ăn gói gọn trong 30 phút, không được vượt quá.
- Ăn nhiều carbohydrate từ gạo, mì ống, yến mạch…
- Tăng cường bổ sung trái cây tươi nhất là đu đủ, dứa.
- Bổ sung hải sản vào thực đơn, đặc biệt là món cá hấp/nướng.
- Uống 6-8 ly nước lọc mỗi ngày, kể cả nước trái cây.
- Bổ sung nhiều sữa chua ít đường để tăng lợi khuẩn cho đường ruột.
- Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa, không nên ăn dồn vào một bữa trưa hay bữa tối, còn các bữa sau nhịn.

Người hấp thụ dinh dưỡng kém nên ăn uống thế nào?
Bổ sung lợi khuẩn cho người kém hấp thụ có thực sự tốt?
Theo các chuyên gia, vi khuẩn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa, chuyển hóa và bài tiết. Vi khuẩn, đặc biệt là những vi khuẩn có lợi (lợi khuẩn) giúp thức ăn được lên men và quá trình chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng diễn ra hiệu quả.
Việc bổ sung lợi khuẩn giúp cơ thể tăng khả năng sản xuất enzyme tiêu hóa, tăng tổng hợp vitamin. Nhờ đó cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn, nhanh hơn. Các chuyên gia khuyên rằng nên bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là những lợi khuẩn có thể tạo bào tử (bào tử lợi khuẩn). Chúng hỗ trợ quá trình tiêu hóa, đồng thời giúp cơ thể tăng đề kháng.
Xem thêm: Dấu hiệu trẻ kém hấp thu là gì? Bổ sung bào tử lợi khuẩn có giúp tăng hấp thu?