Trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón sẽ có các triệu chứng như đại tiện khó khăn, rặn nhiều, phân keo như đất sét,… Táo bón nếu được phát hiện sớm sẽ dễ dàng xử lý.

Trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón, mẹ nên xử lý thế nào?
Phân biệt trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón và đi ngoài bình thường
Tần suất đi ngoài bình thường của trẻ sơ sinh bú sữa mẹ
Trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón có biểu hiện khác thường như thế nào? Có một lưu ý là trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn (chỉ bú mẹ cho đến khi 6 tháng tuổi) rất ít khi bị táo bón. Trẻ từ 1-2 tháng tuổi thường đi đại tiện thường xuyên khoảng 1 – 2 lần mỗi ngày.
Khi lớn dần, trẻ sẽ bắt đầu đi ít hơn. Thậm chí, có trẻ bú sữa mẹ chỉ đại tiện 1 lần trong vòng 1-2 tuần. Ở những trẻ này, miễn là phân có nước hoặc mềm, thì trẻ sẽ được coi là bình thường và không bị táo bón
Trẻ sơ sinh đi ngoài táo bón
Có một số trường hợp trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị đi “táo” được coi là tình trạng bệnh lý như sau:
- Trẻ rất ít đi đại tiện trong 1 tháng đầu đời. Nguyên nhân có thể là do bé không có đủ sữa để bú. Các dấu hiệu kèm theo như bé sút cân hoặc tăng cân rất ít.
- Trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên không tăng cân hoặc tăng cân rất ít. Điều này là một dấu hiệu cho thấy trẻ ăn không đủ. Hoặc bé gặp vấn đề về sức khỏe
- Trẻ nhỏ không đi ngoài ra phân su trong những ngày đầu đời và trẻ đã có vấn đề về đại tiện kể từ khi sinh.

Trẻ sơ sinh đi ngoài rất ít do táo bón bệnh lý
Nguyên nhân nào khiến trẻ mới sinh bú sữa mẹ bị “táo”?
Trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón có thể do nguồn sữa thiếu chất xơ, bé không nhận đủ nước. Tình trạng táo bón chức năng này có thể tự khỏi. Tuy nhiên, bé bị kéo dài cần sự trợ giúp của bố mẹ mới khỏi. Cụ thể, các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón như sau:
- Mẹ bị táo bón do chế độ ăn bó hẹp, trẻ bú mẹ cũng có thể bị táo bón giống mẹ. Chế độ ăn của mẹ nhiều gừng, nghệ, thuốc bắc, chè vằng,.. Ngoài ra, việc thường xuyên bổ sung các chế phẩm chứa sắt và canxi khiến cho trẻ bú sữa mẹ bị nóng và gây táo bón.
- Táo bón ở trẻ sơ sinh còn có thể do bé bị ốm, bị sốt khiến cơ thể mất nước. Nhiều trường hợp có thể do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, giảm ho chứa codein hay canxi cũng gây táo bón.
- Việc cha mẹ lạm dụng thuốc nhuận tràng, bơm thụt cũng làm cho trẻ thụ động khi đại tiện. Nhu động ruột giảm, phân di chuyển chậm, táo bón xảy ra nhiều hơn.
- Trẻ bị suy dinh dưỡng ngay từ khi mới ra đời, do đó khả năng hấp thu dinh dưỡng kém, bú ít.
- Thiếu hụt lợi khuẩn đường ruột khiến thức ăn không được tiêu hóa triệt để. Lượng thức ăn tích tụ trong ruột khiến cơ thể hấp thu ngược lại. Điều này khiến hệ tiêu hóa bị tổn thương, phân khó đào thải.
Trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón, mẹ phải làm sao?
Khi phát hiện trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón, các mẹ cần bình tĩnh theo dõi biểu hiện của con. Mẹ lưu ý, tình trạng táo bón cũng được tính khi trẻ đi đại tiện với tần suất bình thường nhưng phải rặn nhiều, hoặc trẻ cảm thấy không thoải mái khi đi đại tiện.
Cách khắc phục táo bón ở trẻ sơ sinh
Thay đổi chế độ ăn uống của mẹ vì chúng ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Trẻ sơ sinh nhận toàn bộ dinh dưỡng từ mẹ qua việc bú sữa. Do đó, mẹ cần ăn nhiều thực phẩm lành mạnh, đủ dưỡng chất. Mẹ nên bổ sung nhiều rau xanh, sữa chua, các loại trái cây và hạt.
Ngoài ra, khi mẹ cần tránh những thực phẩm gây mùi như tỏi, hành, cá sống… Chúng ảnh hưởng đến hương vị của sữa mẹ khiến trẻ bỏ bú ngay. Và để tăng lượng sữa và chất lượng sữa mẹ, mẹ cũng cần ăn nhiều thực phẩm lợi sữa chua móng giò nấu đu đủ, quả mọng, thịt nạc heo hầm…
Với trẻ sơ sinh đang dùng sữa công thức, mẹ cần đổi sang loại sữa khác nếu bé có biểu hiện táo bón. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý cách pha sữa công thức đúng tỷ lệ, theo đúng hướng dẫn để phù hợp với khả năng tiêu hóa cũng như hấp thu của trẻ sơ sinh.

Bổ sung thêm nước cho trẻ sơ sinh
Một số nguyên tắc giúp bé sơ dinh tránh táo bón mẹ cần thực hiện
Khi bé bỏ bú hoặc từ chối ti, mẹ cần kiểm tra ngay xem vấn đề nằm ở bé hay ở sữa mẹ. Nếu bé đang bị tưa lưỡi, khó chịu trong người mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để xử lý kịp thời. Nếu vấn đề nằm ở sữa mẹ, mẹ nên thực hiện theo gợi ý ở phần trước.
Bổ sung bào tử lợi khuẩn mỗi ngày để giảm khả năng mắc táo bón cho mẹ. Đồng thời duy trì một hệ vi khuẩn khỏe mạnh trong đường ruột. Các bào tử lợi khuẩn giúp kích thích tiêu hóa, tăng tiết enzyme giúp tạo cảm giác ngon miệng. Mẹ ăn ngon thì con mới bú khỏe. Sữa mẹ giàu dinh dưỡng, thơm ngon con mới bú nhiều. Hơn nữa, các bào tử lợi khuẩn còn giúp cơ thể sản sinh kháng thể miễn dịch IgA, từ đó tăng đề kháng và củng cố hệ miễn dịch toàn cơ thể.
Tham khảo thêm bài viết: Hỗ trợ xử lý bệnh táo bón ở trẻ bằng Probiotics – Báo điện tử VTV

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.