Trẻ mọc răng biếng gây bất tiện trong ăn uống chứ không nghiêm trọng nhiều tới sức khỏe. Ban đầu trẻ sẽ không ăn được, khó chịu, quấy khóc và sụt cân. Nhưng về lâu về dài vấn đề này khiến sức khỏe của trẻ bị tác động nghiêm trọng.

Trẻ biếng ăn mọc răng có dấu hiệu gì?
Biếng ăn là biểu hiện lười ăn, chán ăn, bỏ bữa xảy ra phổ biến ở trẻ. Biếng ăn có nhiều nguyên nhân do bệnh lý hoặc sinh lý. Chính vì vậy, cha mẹ cần biết một số dấu hiệu để phân biệt trẻ bị lười ăn do mọc răng hay do vấn đề khác. Trẻ mọc răng biếng ăn thường có một vài biểu hiện dưới này:
- Lợi của trẻ bị sưng đỏ. Mẹ có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
- Bé chảy nhiều dãi do tuyến nước bọt tiết nhiều trong quá trình mọc răng.
- Vùng da quanh cằm, miệng của bé nổi ban đỏ
- Trẻ có biểu hiện sốt cao
- Lợi của bé bị sưng do đó bé thường xuyên đưa tay lên miệng theo quán tính.
- Bé ngay ngậm, gặm mọi thứ cầm trên tay vì ngứa lợi (biểu hiện của mọc răng)
- Bé thể hiện sự mệt mỏi, thờ ơ, khóc quấy, ngủ tí, bứt rứt khó chịu…
Khi bắt gặp những biểu hiện này, mẹ có thể chắc chắn rằng bé đang chuẩn bị mọc răng. Và điều này khiến bé chán ăn, biếng ăn. Do đó, mẹ cần tìm cách giúp bé bớt ngứa lợi, chạy ít dãi và hứng thú với việc ăn uống, ăn ngon miệng hơn.
Trẻ mọc răng lười ăn nên ăn gì, kiêng gì?
Trẻ mọc răng sẽ cảm thấy khó chịu ở nướu. Do đó, trẻ không muốn ăn hoặc chỉ tập trung ăn một vài thứ có thể vùng lợi của bé bớt ngứa. Vậy trẻ mọc răng biếng ăn nên ăn gì, kiêng gì?
Trẻ lười ăn do mọc răng nên ăn món này
Một số món ăn như khoai tây nghiền, cháo ngũ cốc, canh rau củ là những thực phẩm tốt cho trẻ mọc răng. Trẻ mọc răng cũng là thời điểm trẻ đang tập ăn dặm. Do đó tình trạng biếng ăn của trẻ có thể càng kéo dài vì có quá nhiều điều thay đổi cùng lúc cần trẻ phải thích nghi.
Ngứa lợi và muốn gặm mọi thứ là triệu chứng quen thuộc của trẻ khi mọc răng. Do đó, mẹ có thể nấu rau củ luộc như cà rốt, bí xanh, củ đậu mềm mềm. Sau đó cắt theo dạng hình khối để trẻ có thể gặp bất cứ khi nào trẻ muốn. Thực phẩm này còn thay thế được đồ chơi cho trẻ mà không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Trong quá trình mọc răng, mẹ không nên xay nhuyễn mọi thứ để bé ăn. Thay vì xay hay băm thức ăn và thường xuyên đổi món để răng trẻ được làm quen với nhiều loại thức ăn.
Một số loại thức ăn cứng mẹ cần bổ sung cho trẻ thời điểm này: bánh mì, cơm, thịt , củ quả… Ngoài ra những thực phẩm giàu canxi cao như cá, tôm, cam, dâu, kiwi…
Trẻ mọc răng không nên ăn thức ăn nào?
Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ tác động khiến lợi của trẻ bị sưng, viêm. Điều này còn ảnh hưởng tới sự phát triển răng. Do đó, mẹ cần tránh thực phẩm này.

Tuyệt chiêu chăm sóc trẻ bị biếng ăn do mọc răng
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mọc răng biếng ăn
- Thực hiện nguyên tắc dinh dưỡng dễ nuốt, dễ tiêu hóa, từ loãng đến đặc…
- Chọn thực phẩm tươi và luôn đảm bảo 4 chất: chất đạm, chất béo, chất bột và chất xơ
- Trẻ mọc răng rất cần canxi để phát triển nướu, răng và xương hàm. Chính vì vậy, mẹ đừng quên tăng rau củ, trái cây, nước ép, thực phẩm giàu canxi như cá, trứng, sữa…
- Không nên ép trẻ ăn quá no bằng mọi hình thức.
- Chia nhỏ bữa ăn, tăng bữa phụ để tránh tình trạng sụt cân của trẻ đang mọc răng
- Tạo môi trường thoáng đãng, thoải mái và an toàn cho trẻ nô đùa
- Tránh để những vật cứng như nhựa, sắt, đũa gần bé. Vì bé mọc răng có xu hướng gặm mọi thứ chúng cầm. Những vật cứng này có thể khiến bé đau họng hoặc bé nuốt phải rất nguy hiểm.
Vệ sinh cho trẻ mọc răng như thế nào?
- Rửa tay thật sạch và dùng khăn mềm lau sạch nước dãi và vùng nướu mà trẻ bị đau.
- Sau khi trẻ ăn, mẹ cần cho bé uống nhiều nước để vệ sinh miệng. Sau đó dùng khăn mềm thấm nước ấm lau xung quanh miệng và bên trong khoang miệng của bé.
- Nếu trẻ bị sốt vì mọc răng, mẹ dùng khăn mềm ấm lau toàn cơ thể cho bé để cân bằng nhiệt độ cơ thể.
- Mẹ nên massage nướu và răng cho trẻ một cách nhẹ nhàng để giảm nhức, khó chịu. Lưu ý tay mẹ cần vệ sinh sạch sẽ trước khi massage miệng cho bé để tránh nhiễm khuẩn.
- Khi trẻ bị chảy máu lợi hoặc viêm lợi do thức ăn hoặc những vật mà trẻ gặm gây ra, mẹ cần dùng bông tăm thấm và lau sạch bằng khăn mềm. Cho bé uống nhiều nước và cho bé ngậm núm vú giả.
Ngoài ra, nếu trẻ có những thay đổi bất thường như biếng ăn kéo dài, sụt cân hoặc sốt vì mọc răng. Cha mẹ cần bình tĩnh và đưa trẻ đến ngay bệnh viện nha khoa nhi để được chẩn đoán và điều trị sớm. Tránh để bé chịu đau quá lâu. Vì điều này khiến bé biếng ăn dài, dễ ốm vặt.
Trả lời