Trẻ biếng ăn sinh lý do những thay đổi về mặt sinh học như mọc răng, đau lợi, tập nói, tập đi…. Nguyên nhân chính của biếng ăn sinh lý là gì? Nhận biết thế nào và chữa ra sao để bệnh không quay trở lại? Tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

Trẻ biếng ăn sinh lý mẹ phải làm sao?
Nguyên nhân trẻ biếng ăn sinh lý
Trẻ biếng ăn sinh lý do những thay đổi trong quá trình phát triển. Các giai đoạn trẻ thường dễ biếng ăn gồm:
- 3-5 tháng đầu đời: Đây là thời điểm bé biết lật, lẫy, tò mò về mọi thứ xung quanh.
- 6-8 tháng: Đây là thời điểm bé bắt đầu ăn dặm, làm quen với nhiều đồ ăn mới lạ.
- 9-10 tháng: Bé bắt đầu mọc răng, ngứa lợi, lững chững biết đi
- 16-18 tháng: Bé hứng thú với đồ chơi, màu vẽ, hoa, động vật và nhiều thứ mới lạ khác. Do vậy, bé thường mải mê khám phá mà quên việc ăn và chẳng khóc đòi đòi ăn như trước.
Với những nguyên nhân chủ quan từ sự thay đổi sinh lý, mẹ cần có những biện pháp thích hợp nhất để giúp bé tập trung ăn uống hơn, tăng hấp thu.
Dấu hiệu nhận biết biếng ăn ở trẻ
Để biết bé có đang biếng ăn không, mẹ chỉ cần quan sát kỹ bé trong vài ngày. Khi bé ăn, khi bé chơi… dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến mẹ có thể đối chiếu.
- Bé bú ít một cách đột ngột.
- Bé chỉ tập trung ăn những món bé thích, quen thuộc. Bé hoàn toàn từ chối các món mới.
- Trẻ thường ngậm thức ăn, phun thức ăn
- Quấy khóc, dỗi hờn, bỏ chạy khi thấy thìa thức ăn trước mặt
- Trẻ hay nghịch lung tung, ngọ ngậy, sờ mó mọi thứ xung quanh bàn ăn, trừ thức ăn
- Thời gian bữa ăn thường kéo dài hơn 30 phút, cơm vữa không còn ngon
- Bé ăn ít hơn hẳn so với khẩu phần ăn của tuổi bé
- Có phản ứng nôn, trớ, rặn, ho khi ăn
- Cân nặng không tăng hoặc có dấu hiệu giảm trong 3 tháng liên tiếp
Cách chữa lười ăn sinh lý cho trẻ chuẩn khoa học
Không chỉ trẻ nhỏ, người lớn cũng có nhiều lúc chán ăn, không muốn ăn. Do đó, đổi món và tìm cách chế biến nguyên liệu thật vừa miệng và lạ miếng là cần thiết. Việc dọa nạt, quát mắng và ép ăn là một “hạ sách” chỉ đem lại tác dụng tạm thời, chống đối và khó chịu cho trẻ. Bản thân người lớn chúng ta cũng muốn được tự do ăn bao nhiêu tùy thích, ăn gì mình muốn. Trẻ nhỏ cũng vậy, cho nên đừng đánh mất “quyền ăn uống” của chúng.
Trẻ biếng ăn trong tuổi ăn dặm đòi hỏi mẹ thật sự kiên nhẫn mới có thể giúp trẻ ăn ngon trở lại. Đôi khi, trẻ chỉ không muốn ăn một hai bữa mẹ cũng không nên lo lắng thái quá. Nếu tình trạng bỏ bữa kéo dài thì hãy bình tình tìm cách giúp bé, bắt đầu từ việc thay đổi thực đơn.

Xử lý biếng ăn sinh lý cho bé bằng cách trang trí thức ăn đẹp mắt
Cách 1: Thay đổi thức ăn
Thường xuyên thay đổi món ăn, thực đơn, nguyên liệu và cách chế biến giúp bé không chán ngán với việc ăn hoài một món, một cách chế biến. Nếu trẻ không chịu nuốt, mẹ nên chế biến thức ăn ở dạng nhuyễn, lỏng, sệt sau đó nấu cháo hạt rồi dần chuyển qua cơm nát. Không nên đột ngột cho bé ăn đồ ăn đặc trong khi trẻ vừa cai sữa.
Chia nhỏ bữa ăn từ 3 bữa chính thành 5 bữa bao gồm 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Việc chia nhỏ bữa ăn giúp hệ tiêu hóa bé chuyển hóa và hấp thu nhanh hơn. Giảm tải cho hệ tiêu hóa và phòng ngừa táo bón, rối loạn tiêu hóa hiệu quả. Khẩu phần ăn mỗi bữa của bé cần phù hợp với độ tuổi và cân nặng. Khi bé có biểu hiện dừng ăn mẹ không nên ép quá. Hãy một lần để trẻ được đói xem sao nhé.
Mỗi bữa mẹ bổ sung thêm một món mới, dù là món phụ. Để bé tập quen dần với những hương vị, thức ăn mới. Đây cũng là cách để mẹ “khảo sát” xem bé thích món gì, phù hợp với loại thức ăn như thế nào.
Cách 2: Tác động đến tâm lý của bé
Thay vì nấu những món ăn và bày ra đĩa một cách bình thường. Mẹ nên thử trang trí thức ăn theo các hình thù ngộ nghĩnh khác nhau. Dù không thường xuyên nhưng mẹ nên thử trong những ngày rảnh rỗi. Đây là một công việc tạo sự sáng tạo và niềm vui cực tốt cho tâm trạng. Hơn nữa chúng còn giúp tâm lý của bé tốt hơn trước khi bắt đầu bữa ăn.
Cùng bé chuẩn bị bữa ăn cũng là một điểm cộng để mẹ kích thích sự thèm muốn, hứng thú của bé với ẩm thực. Trẻ hào hứng với thành quả của mình và có trách nhiệm không bỏ thừa thức ăn. Mẹ cứ để bé tự xúc, tự bốc thức ăn. Tránh quát mắng, mặt khó chịu khi bé làm vãi đồ hay đổ cơm, đổ canh… Với trường hợp như vậy, mẹ nên nhẹ nhàng nhắc bé và dạy bé cách ăn cho gọn, sạch và ít vương vãi đồ nhất. Đặc biệt hướng bé đến việc tự làm sạch “bãi chiến trường” của chính mình.
Để tốt nhất cho tâm trạng và tâm lý của trẻ trong bữa ăn. Mẹ tuyệt đối không sử dụng đến tivi, điện thoại hay đồ chơi. Mẹ hãy trở thành một phần trong bữa ăn của bé. Chơi cùng bé, khuyến khích và trò chuyện cùng bé trong bữa ăn sẽ tốt hơn.

Tâm lý của bé trong bữa ăn có ảnh hưởng tới chứng biếng ăn
Cách 3: Xử lý vấn đề sinh lý cho bé
Mẹ cũng biết, trẻ biếng ăn sinh lý do các vấn đề sinh lý thay đổi. Để trẻ ăn ngon trở lại, mẹ nên giúp bé một tay trong việc xử lý các vấn đề sinh lý. Khi bé mọc răng, ngứa lợi, mẹ cần giúp bé bớt ngứa lợi, ăn ngon mà không bị chiếc răng đang nhú cản trở. Cái này có thể hỏi ý kiến bác sĩ để có cách tốt nhất cho bé.
Với những bé tập đi, tập nói, mẹ có thể thử cách dạy bé nói những từ về đồ ăn. Cho bé tập đi đến các đích như nhà bếp, bà ăn. Sau đó nhờ bé lấy hộ 1 món đồ trong bếp hay vứt rác vào thùng. Như vậy, bé sẽ hứng thú chơi ngoài giờ ăn và đến giờ ăn sẽ tập trung hơn vì những món đồ bé đã làm quen trước bữa đều liên quan đến thực phẩm.
Xem thêm: Biếng ăn sinh lý khác gì biếng ăn bệnh lý? Mẹ đã hiểu rõ chưa?