Trẻ biếng ăn kéo dài có thể gây nên tình trạng kém hấp thu, suy dinh dưỡng, nguy hiểm hơn là suy giảm hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và cảm xúc. Vậy mẹ phải làm sao để khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ?

Trẻ biếng ăn là tình trạng phổ biến khiến nhiều cha mẹ lo lắng
Trẻ biếng ăn là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, có thể gặp ở tất cả các lứa tuổi. Biếng ăn ở trẻ có nhiều biểu hiện khác nhau: Trẻ ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn trong miệng lâu mà không chịu nuốt, không chịu ăn một số thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa hoặc từ chối ăn tất cả các món. Thậm chí, nhiều bé chỉ cần nghe thấy tiếng lạch cạch bát đĩa là buồn nôn, nôn.
Trẻ biếng ăn – Nguyên nhân do đâu?
Thực đơn món ăn nhàm chán
Một thực đơn nhàm chán sẽ khiến trẻ trở lên lười ăn hơn. Khi thực đơn hàng ngày luôn lặp lại các món giống nhau khiến khẩu bị của bé cũng từ ngon chuyển sáng ngán ngẩm. Đây à lý do phổ biến khiến trẻ biếng ăn.
Do bé cảm thấy không khỏe
Có thể do bé đang bị bệnh, cơ thể khó chịu dẫn đến việc bé chán ăn, bỏ ăn. Đối với người lớn, khi bị sốt hoặc cảm nhẹ thì việc ăn uống cũng trở nên không ngon. Đối với trẻ cũng vậy. Bởi vậy, mẹ nên để ý đến các biểu hiện hàng ngày của bé như ho, sổ mũi, hay sốt nhẹ… Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ để xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Một nguyên nhân khác là việc bé phải sử dụng kháng sinh kéo dài, uống sắt, vitamin D hoặc vitamin A quá liều cũng dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ.
Trẻ bị nhiễm kí sinh trùng như giun, sán hoặc viêm đường hô hấp (viêm họng, viêm amidan, viêm phế quả…) thường ăn ít do không có cảm giác đói, muốn ăn.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa như loạn khuẩn đường ruột hoặc thiếu men tiêu hóa khiến trẻ cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, hấp thu kém nên không có cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng, chậm lớn.

Loạn khuẩn đường ruột gây nên chứng biếng ăn ở trẻ
Món ăn không hợp khẩu vị của bé
Món mẹ thích không hẳn là món bé thích. Dù biết rằng, việc lên thực đơn dinh dưỡng chuẩn khoa học là cần thiết để còn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, các bé lại không đủ khả năng để nhận thức được điều đó. Với những món ăn hợp khẩu vị, bé sẽ ăn nhiều hơn và ngược lại. Nếu thúc ép bé ăn, vô tình mẹ sẽ tạo áp lực cho bé dẫn đến trẻ biếng ăn, còi cọc thậm chí sợ hãi ăn uống.
Bữa phụ quá no khiến bữa chính chán ăn
Lo sợ bé đói, thiếu chất dinh dưỡng, mẹ thường cho bé ăn vặt vào bữa xế chiều quá nhiều khiến trẻ no căng bụng và không có cảm giác đói vào bữa chính. Ngoài ra, các món ăn vặt cũng tiềm tàng nhiều nguy hại đến sức khỏe, ảnh hưởng đến thể chất và trí não của bé.
Trẻ biếng ăn do yếu tố tâm lý
- Con biếng ăn, cha mẹ ép bằng cách đánh mắng, la hét. Đôi khi, lượng thức ăn cha mẹ yêu cầu lại quá mức so với sức ăn của trẻ, khiến trẻ ngậm, nôn, ối hoặc chống đối. Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ sẽ sinh ra cảm giác sợ ăn dẫn đến chứng biến ăn ở trẻ
- Trẻ đột ngột biếng ăn cũng có thể do thay đổi môi trường, giờ ăn, nơi ăn hoặc người cho ăn. Ví du như trẻ phải xa bố mẹ, ông bà… sẽ thay đổi tâm trạng, hờn dỗi và không muốn ăn
- Bố mẹ cư xử quá lạnh nhạt với trẻ nên bé không ăn để chống đối.
Xem thêm >>>: Bạn sẽ không dám ép con ăn khi đọc những điều này!
Hậu quả của việc biếng ăn kéo dài ở trẻ
Tình trạng trẻ biếng ăn nếu kéo dài có thể gây nên một số hệ lụy có lường như:
Kém hấp thu, suy dinh dưỡng
Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, trẻ biếng ăn trong giai đoạn đầu đời có nguy cơ nhẹ cân hơn gấp 3 lần trẻ bình thường, thậm chí thua kém từ 10-30% cân nặng lý tưởng so với trẻ ăn uống tốt. Nếu tình trạng biếng ăn kéo dài sẽ làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến sự phát triển và hoàn thiện thể chất ở trẻ.
Suy giảm hệ miễn dịch
Mẹ có biết, hơn 70% hệ miễn dịch nằm tại đường ruột. Nếu trẻ biếng ăn thì đồng nghĩa với việc chức năng miễn dịch của cơ thể cũng sẽ bị suy giảm. Lúc này, cơ thể yếu ớt của bé sẽ dễ bị tấn công bởi các yếu tố gây bệnh khác, dễ bị ốm vặt hơn những trẻ được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ.
Chậm phát triển trí tuệ và cảm xúc
Trí tuệ của trẻ phát triển dựa trên 3 yếu tố chính là: Dinh dưỡng, gen và môi trường sống, học tập. Khi trẻ biếng ăn, dẫn đến kém hấp thu, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trí não. Bên cạnh đó, trẻ gầy, ốm yếu, mệt mỏi khiến quá trình học tập và rèn luyện của trẻ bị gián đoán. Những điều này nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện về IQ và EQ của trẻ.
Trẻ biếng ăn mẹ phải làm sao?
Hiểu được các nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, mẹ sẽ dễ dàng giải quyết được tình trạng này. Dưới đây là các nguyên tắc giúp mẹ khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ được các chuyên gia khuyến nghị:
Để con được đói
Nếu không muốn mỗi bữa ăn là một trận chiến, mẹ phải đảm bảo rằng bé thực sự đói. Giữa bữa chính và bữa phụ nên cách nhau ít nhất 2 – 3 giờ đồng hồ, giữa các bữa chỉ nên cho bé uống nước, không nên cho đồ ăn vặt.
Nếu muốn trẻ nhanh đói, tiêu thị nhiều năng lượng, mẹ hãy khuyến khích trẻ hoạt động thể chất như chạy, nhảy, leo trèo… (nhưng phải an toàn) trước mỗi bữa ăn.
Khuyến khích trẻ tự lập
Khi trẻ biếng ăn, cha mẹ thường tìm cách để con ăn được nhiều hơn như cho xem điện thoại,hoạt hình, đi rong…. Tuy nhiên, cách này sẽ khiến trẻ sợ hãi, nảy sinh chống đối. Các chuyên gia giáo dục trẻ khuyên rằng, cha mẹ hãy dừng bữa nếu như trẻ ko muốn ăn thêm. Cha mẹ chỉ đóng vai trò như người hướng dẫn, khuyến khích con ăn. Nếu bé không muốn ăn và thấy no, hãy tôn trọng quyết định của bé.
Khi trẻ 7 – 9 tháng, mẹ có thể tập cho bé bốc ăn để tăng cường vận động đôi bàn tay. Một tuổi trẻ lên có thể hướng dẫn bé dùng thìa đũa để tự khám phá bữa ăn. Đây là cách giúp trẻ rèn luyện tính tự lập rất tốt.
Không kéo dài thời gian mỗi bữa ăn
Khi trẻ không chịu mẹ, cha mẹ thường cho trẻ đi rong để ép ăn hết bát bột. Việc này khiến thời gian mỗi bữa ăn của bé kéo dài. Do đó, trẻ ăn không còn ngon miệng, khoảng cách giữa các bữa ăn bị thu hẹp, con chưa cảm thấy đói đã phải ăn bữa sau.
Bổ sung bào tử lợi khuẩn mỗi ngày cho bé
Việc bổ sung bào tử lợi khuẩn mỗi ngày, đặc biệt là lợi khuẩn Bacillus. Đây là phương pháp được nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng. Bởi nó giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, giúp con ăn ngon miệng hơn.
Khi được bổ sung vào hệ vi sinh đường ruột, Bacillus sẽ tổng hợp và làm tăng nồng độ enzyme. Điều này giúp việc tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời, lợi khuẩn cũng tổng hợp ra nhiều vitamin. Đặc biệt các vitamin nhóm B, giúp tăng cường cảm giác ngon miệng.
Trẻ biếng ăn khiến không ít mẹ bỉm sữa đau đầu. Tuy nhiên, nếu hiểu được nguyên nhân gây ra biếng ăn, mẹ hãy thử áp dụng các phương pháp mà Pregmom gợi ý trên đây xem sao. Chắc chắn sẽ đem lại dấu hiệu bất ngờ đó mẹ nhé. Nếu có bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào, hãy để lại bình luận bên dưới để được Pregmom giải đáp nhé!

Bào tử lợi khuẩn Premgom giúp con ăn ngon, tiêu hóa tốt hơn
Đa dạng thực đơn
Mẹ nên đa dạng hóa thực đơn hàng ngày cho bé, tránh lặp đi lặp lại duy nhất một món ăn khiến bé dễ nhàm chán. Để tăng thêm sự thú vụ cho mỗi bữa ăn, mẹ có thể trang trí món ăn đẹp mắt và hấp dẫn trẻ nhiều hơn. Điều này có tác dụng kích thích sự thèm ăn rất hiệu quả đó mẹ nhé!.
Tùy theo độ tuổi, mẹ có thể cho con trực tiếp tham gia các công việc trong bếp, cùng mẹ chuẩn bị bữa ăn. Việc này giúp con hào hứng với bữa cơm hơn. Con sẽ ăn ngon miệng hơn vì trực tiếp tham gia vào làm nó.
Hãy khuyến khích và khen ngợi trẻ một cách nhiệt tình và vui vẻ: “con vừa ăn thử cà rốt rồi đấy, con ngoan quá”. Điều này khiến trẻ muốn thử đồ ăn mới mà không cần phải thúc ép

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.