Trẻ biếng ăn lâu ngày rất dễ suy nhược cơ thể, sụt cân. Biếng ăn có nhiều nguyên nhân từ bệnh lý hoặc sinh lý. Do đó, cha mẹ cần quan sát kĩ biểu hiện của bé trong các bữa cơm để có biện pháp xử lý sớm và đúng đắn.

Trẻ biếng ăn lâu ngày có nghiêm trọng không?
Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn lâu ngày
Hầu hết các mẹ đều gặp tình trạng bé chán ăn, bỏ bữa không chỉ một lần. Nhiều mẹ nghĩ đây là vấn đề bình thường cho đến khi bé biếng ăn kéo dài và có những triệu chứng khác lạ. Một số trẻ biếng ăn sinh lý do đang trong giai đoạn mọc răng, ngứa lợi, biết nói, tập bò, tập đi… Một số khác lại biếng ăn do bệnh lý như loạn khuẩn đường ruột, viêm dạ dày, viêm lợi, viêm họng…
Ngoài ra, thói quen và hành vi của cha mẹ cũng tác động một phần khiến trẻ trở nên biếng ăn. Trong bữa ăn, nhiều gia đình chiều chuộng không muốn bé tự xúc, hay vương vãi thức ăn bẩn lên quần áo. Do đó cha mẹ thường đút cho bé ăn và ăn rất khuôn khổ. Bên cạnh đó, cũng có không ít bố mẹ dành thời gian cho con ăn rong, cho bé vừa ăn vừa chơi nghịch đồ đạc hay xem tivi…
Việc phân chia các bữa và xây dựng thực đơn cho trẻ cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của bé. Cho trẻ ăn thật nhiều, ép trẻ ăn thật no và dồn các thức ăn vào 3 bữa chính. Ngoài ra, thực đơn kém phong phú, lặp lại khiến trẻ chán ngán. Đó là tất cả những tác nhân khiến trẻ biếng ăn lâu ngày và khó tăng cân đều đặn.
Cảnh giác với những triệu chứng khác lạ của trẻ trong bữa ăn
Nếu chú ý quan sát bé trong quá trình dùng bữa, mẹ sẽ tìm thấy điểm khác lạ để biết bé đang thích thú với bữa ăn hay gặp vấn đề về sức khỏe. Điển hình là tình trạng biếng ăn. Nếu bé có một số biểu hiện khác lạ này và kéo dài trên 5 ngày, mẹ cần chuẩn bị tâm lý vì khả năng cao bé đang bị biếng ăn.
- Bé ăn ít đột ngột khoảng 2 ngày gần đây.
- Bé ngậm thức ăn mãi không chịu nuốt
- Bé hay nôn trớ nhiều, phun thức ăn ngay cả khi bị mắng và khóc lóc
- Bé tỏ vẻ khó chịu, bực bội trong bữa ăn, tìm đồ chơi hay bất cứ vật gì để “bấu ví”, trốn tránh thức ăn.
- Trong 3 tháng liên tiếp bé không tăng cân, thậm chí có sụt giảm đôi chút
- Bé bỏ bữa, khóc lóc nhiều kèm táo bón, tiêu chảy.

Triệu chứng khác lạ của bé biếng ăn
Hậu quả nghiêm trọng của biếng ăn kéo dài
Rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu
Trẻ bị biếng ăn đa phần do hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề. Thế nhưng, khi tình trạng này kéo dài có thể khiến hệ tiêu hóa mất khả năng tiêu hóa thức ăn. Từ đó dẫn đến rối loạn tiêu hóa, cơ thể trẻ kém hấp thu. Do đó, cha mẹ cần tăng cường bổ sung lợi khuẩn cho bé thông qua các thực phẩm như sữa chua, sữa nấm kefir, butter milk.. Ngoài ra, bổ sung men vi sinh bào tử lợi khuẩn dạng nước đa chủng nồng độ cao cũng là một cách mẹ nên tham khảo.
Suy dinh dưỡng do biếng ăn lâu ngày
Tình trạng biếng ăn kéo dài khiến cơ thể trẻ bị thiếu chất. Ăn uống giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng từ thực phẩm. Đây cũng là cách duy trì thể trạng, năng lượng và miễn dịch cho cơ thể. Thế nhưng, khi trẻ bỏ bữa, chán ăn và dần trở nên biếng ăn khiến lượng thức ăn nạp vào cơ thể giảm dần. Cơ thể dần mất năng lượng, hoạt động kém và mệt mỏi.
Trẻ biếng ăn lâu ngày khiến các vi chất cần thiết trong cơ thể bị mất cân đối. Khi thiếu các vi chất trẻ dễ mắc bệnh hơn những đứa trẻ bình thường. Thiếu các vi chất dẫn đến miễn dịch suy yếu. Cơ thể không có miễn dịch đồng nghĩa với khả năng miễn nhiễm trước bệnh tật thấp. Do đó, trẻ dễ mắc một số bệnh như da thô ráp, mắt khô, tóc khô, dị ứng, cảm lạnh…
Biếng ăn lâu ngày khiến trẻ chậm phát triển trí não
Các chỉ số phát triển trí tuệ MBI (Mental Developmental Index) cho thấy, những trẻ biếng ăn khoảng 96 điểm. Con số này thấp hơn 14 điểm so với điểm của một đứa trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt (110 điểm). Thực tế khi trẻ không ăn ngon miệng, hấp thụ kém khiến cơ thể mệt mỏi, suy kiệt. Việc này làm mất khả năng tập trung của trẻ vào một việc, điển hình là việc học. Do đó, tính nhạy bén cũng suy giảm theo, trẻ đù đờ và kém thông minh.
Các chỉ số cảm xúc bị ảnh hưởng nặng nề
Ngoài những hậu quả trên, biếng ăn kéo dài ở trẻ còn ảnh hưởng tới tâm sinh lý và tính cách của trẻ. Nhiều đứa trẻ bị biếng ăn lâu ngày có biểu hiện trầm cảm hoặc tự kỷ. Tâm lý không cởi mở mà trở nên rụt rè, ít nói và thu mình. Chỉ số cảm xúc của trẻ hay chỉ số EQ bị ảnh hưởng bởi chứng biếng ăn của bé. Khả năng giao tiếp, diễn đạt, thích ứng với môi trường và hòa đồng với bạn bè, người thân kém phát triển.
Để hạn chế hậu quả này, cha mẹ cần tăng cường bổ sung sắt, kẽm, đồng, selen, mangan cho bé thông qua thức ăn hoặc thực phẩm bổ sung dạng uống.

Biếng ăn ảnh hưởng tới chỉ số cảm xúc của bé
Rối loạn tăng trưởng
Trẻ trong giai đoạn phát triển có nhu cầu dinh dưỡng cao. Khi trẻ biếng ăn, lượng dinh dưỡng nạp vào không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Chính vì vậy, trẻ dễ rối loạn tăng trưởng, thiếu chất này thừa chất kia. Ví dụ, trẻ thiếu vitamin A sẽ dẫn đến khô mắt, thị lực kém thậm chí mù lòa. Trẻ thiếu vitamin B1 có thể gây phù nê, tê liệt. Những trẻ thiếu sắt có nguy cơ thiếu máu cao. Thiếu canxi dẫn đến còi xương…. Do đó, thực đơn, chế độ ăn uống, quy tắc bàn ăn của trẻ hàng ngày rất quan trọng.
Xem thêm:
6 dấu hiệu biếng ăn ở trẻ, đừng bỏ qua nếu muốn con tăng cân