Trẻ biếng ăn hay nôn trớ là tình trạng phổ biến ở nhiều trẻ nhỏ. Vấn đề biếng ăn của bé nếu kéo dài có thể ảnh hưởng tới khả năng phát triển sau này. Triệu chứng nôn trớ thường xuyên xảy ra ở những trẻ nhỏ biếng ăn và một số trẻ bình thường.

trẻ biếng ăn hay nôn trớ có khó xử lý không?
Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn hay nôn trớ
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa và bệnh đường ruột
Khi hệ tiêu hóa của bé gặp vấn đề, bé thường cảm giác chán ăn hoặc ăn không ngon miệng. Điển hình của vấn đề tiêu hóa là trẻ mắc một số bệnh đường ruột phổ biến: viêm ruột, trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm khuẩn đường ruột… Lúc này, đường ruột và ống tiêu hóa bị tổn thương, trẻ ăn bất cứ thứ gì cũng thấy khó chịu, không tiêu. Chính vì vậy, trẻ tự chữa cho mình bằng cách từ chối thức ăn. Tình trạng này kéo dài dẫn đến biếng ăn. Đặc biệt, một số trẻ biếng ăn bị cha mẹ ép ăn thường nôn trớ.
Nhiều bố mẹ thấy bực vì hành động đó của con và nghĩ rằng chúng đang làm trò. Nhưng không, van giữa thực quản và dạ dày hở, thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản khiến chúng nôn trớ khi ăn. Một nguyên nhân khác là đường ruột bé nhiễm khuẩn, viêm, tắc khiến thức ăn sau khi được chuyển hóa hết không vận chuyển kịp tiến độ và không đào thải ra ngoài được. Dẫn đến tắc trong ruột, đại tràng, lâu dẫn đến viêm nhiễm.
Trẻ mắc một số bệnh đường hô hấp
Trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh đường hô hấp trên. Bởi hệ miễn dịch của bé khá yếu, hầu như không đủ khả năng chống chọi lại với các tác nhân gây bệnh. Chính vì vậy, chỉ cần thời tiết thay đổi đột ngột, mùa cúm, mùa virus là trẻ hầu như đều mắc ít nhất 1 lần.
Một số bệnh đường hô hấp phổ biến ở trẻ là: viêm họng, ho khan, kho có đờm, viêm mũi… Kèm theo đó là những triệu chứng khan tiếng, thở khò khè, tiếng rít do tắc ống khí quản, thò lò mũi. Đây cũng chính là nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ biếng ăn hay nôn trớ thường xuyên.

Trẻ mắc bệnh đường hô hấp là nguyên trẻ hay nôn trớ
Kinh nghiệm xử lý trẻ biếng ăn kèm nôn trớ
4 bước xử lý trẻ nôn trớ
- Vệ sinh ngay khi con nôn trớ: Lấy khăn sạch thấm nước ấm và lau sạch cho con, sau đó quấn cho bé một chiếc khăn quanh cổ để giúp bé giảm bớt cơn buồn nôn. Nếu bé nôn ra quần áo thì thay luôn cho bé để tránh mất vệ sinh và mùi hôi khó chịu.
- Tuyệt đối không bế xốc bé lên ngay sau khi nôn trớ: Điều này sẽ khiến bé dễ nôn trớ tiếp, trong tình huống này mẹ nên để bé ngồi yên 1 lúc, vừa nói chuyện vừa vuốt vuốt lưng cho bé để bé cảm thấy dễ chịu và quên đi cơn buồn nôn.
- Làm sạch khoang miệng: Sau khi nôn xong hãy cho bé uống nước để súc miệng sạch sẽ. Tiếp theo cần bổ sung thêm nước oresol, nước lọc hoặc nước hoa quả loãng để bù nước đã mất khi nôn trớ cho bé.
- Khi thấy bé đã ổn định thì cho bé nằm xuống nghỉ ngơi, kê cao phần thân trên cho bé và nên cho bé nằm nghiêng để nếu có nôn tiếp thì không bị sặc lên mũi.
3 cách giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng hấp thu
Cách 1: Nguyên tắc 4 không
Không ép ăn: Ép ăn là một thói quen xấu của hầu hết bố mẹ. Không phải con ăn nhiều là tốt là đủ dinh dưỡng và ăn ít là thiếu chất. Cơ địa mỗi bé khác nhau và khả năng hấp thu của mỗi đứa trẻ không giống nhau. Chính vì vậy, bố mẹ cần cho bé ăn theo khả năng. Đôi khi hãy để bé biết đói, được đói.
Không đồ chơi, điện thoại, tivi: Trong bữa ăn, để bé tập trung ăn và thưởng thức hương vị của món ăn, cha mẹ cần loại bỏ những thứ gây mất tập trung. Một bữa ăn không điện thoại, không tivi, không đồ chơi. Cha mẹ nên ăn cùng trẻ và quan sát, cổ vũ trẻ khi ăn. Đặc biệt, hãy cứ để bé bốc tay, vày vò, vương vãi thức ăn. Đừng cố ép con vào khuôn khép quá khi chúng chưa nhận thức được mọi thứ.
Không quá 30 phút: Bữa ăn không được kéo dài quá 30 phút. Đây là thời gian tốt nhất để thức ăn còn nóng, ngon và cơ thể hấp thu tốt nhất.
Không mất bình tình: Với trẻ nhỏ, cha mẹ cần học cách kiên nhẫn. Bởi trẻ từ 1-3 tuổi rất hứng thú với thế giới và mọi thứ xung quanh. Chúng tò mò, xem xét, sờ mó hơn là quan tâm đến thức ăn. Do đó, đừng mất kiên nhẫn mà quát mắng, cau bẳn với con trẻ. Chúng sẽ sợ hãi và càng biếng ăn hơn, thậm chí còn khóc quấy phiền hà hơn rất nhiều.
Cách 2: Thay đổi và điều chỉnh mới
Thay đổi thực đơn liên tục sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn. Việc ăn mãi một món, một cách chế biến đến người lớn cũng chán, huống chi trẻ nhỏ. Do đó, mẹ cần thay đổi thường xuyên và thêm nhiều món mới, đa dạng để trẻ làm quen dần với mùi vị. Đây cũng là cách mẹ nhận biết sở thích ăn uống của trẻ để giúp trẻ ăn tốt hơn, hấp thu cao hơn.

Thay đổi và tạo mới những thực đơn bữa ăn cho bé biếng ăn nôn trớ
Cách 3: Tăng cường bào tử lợi khuẩn từ men vi sinh
Men vi sinh là một loại thực phẩm bổ sung tốt cho cơ thể. Chúng cung cấp những lợi khuẩn tốt nhằm hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Đặc biệt, những lợi khuẩn có khả năng tạo bào tử (còn gọi là bào tử lợi khuẩn). Những loại men vi sinh bào tử lợi khuẩn giúp đường ruột có lượng lợi khuẩn lớn. Từ đó hỗ trợ việc tăng sản xuất enzym tiêu hóa và tăng khả năng tổng hợp vitamin của cơ thể.
Nhờ đó, bé luôn có cảm giác ăn ngon miệng, hấp thu dinh dưỡng tốt. Đặc biệt, thức ăn luôn được chuyển hóa nhanh chóng khiến bụng êm, không có cảm giác chướng, khó tiêu. Nhờ đó, trẻ biếng ăn hay nôn trớ, trẻ bị táo bón hoặc tiêu chảy đều được khắc phục hiệu quả.
Xem thêm bài viết hữu ích từ Báo Sức khỏe và đời sống: Trẻ biếng ăn trong độ tuổi ăn dặm, mẹ nên làm gì?