Trẻ biếng ăn hay ngậm: làm cách nào để trẻ từ bỏ thói quen xấu này?

Trẻ biếng ăn hay ngậm không còn quá xa lạ với các mẹ. Đây là một trong những biểu hiện ảnh hưởng từ hệ tiêu hóa. Hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng dẫn đến tiêu hóa kém, dẫn đến biếng ăn và ngậm thức ăn.

Làm sao để trẻ hết biếng ăn và hay ngậm cơm?

Nguyên nhân làm trẻ biếng ăn hay ngậm

Nếu bỗng dưng trẻ đang ăn ngoan, chuyển sang ngậm và quấy khóc, rất có thể trẻ đang vướng phải một trong số các nguyên nhân dưới đây:

  • Trẻ bị chứng rối loạn đường tiêu hóa, đầy bụng khó tiêu.
  • Lâu ngày chưa tẩy giun khiến việc hấp thụ dinh dưỡng kém.
  • Bé bị mắc bệnh khiến khó nuốt như: viêm họng, sốt,…
  • Trẻ đang trong giai đoạn mọc răng sữa.
  • Thực đơn cho bé bị nhàm chán, không phù hợp với khẩu vị.
  • Trẻ ăn vặt nhiều khiến trẻ bị no và không muốn ăn nữa.
  • Món ăn quá cứng, khiến trẻ lười nhai.
  • Trẻ không bị phân tán khi ăn. Ví dụ như vừa ăn vừa xem tivi, không tập trung vào bữa ăn dẫn đến tình trạng trẻ ngậm thức ăn quá lâu. Cách ăn này khiến trẻ không cảm nhận được vị ngon của món ăn, dần trở nên chán ăn hơn.
  • Trẻ sợ bữa ăn vì ám ảnh việc cha mẹ quát nạt, dùng roi để răn đe, ép trẻ phải ăn.

Điều gì xảy ra khi trẻ biếng ăn hay ngậm kéo dài

Nếu trẻ biếng ăn trong thời gian dài mà không có giải pháp khắc phục, rất có thể trẻ sẽ gặp phải những hậu quả nguy hiểm như sau:

  • Suy giảm hệ miễn dịch khiến trẻ hay bị ốm vặt và kéo dài.
  • Trẻ thường xuyên mệt mỏi, không tập trung và lười vận động.
  • Trẻ bị thiếu dinh dưỡng, thiếu năng lượng dẫn đến chậm phát triển chiều cao và cân nặng. Từ đó có thể tăng khả năng suy dinh dưỡng.
Trẻ biếng ăn hay ngậm sẽ có sức đề kháng kém, dễ ốm vặt

Làm sao để trẻ biếng ăn hay ngậm bỏ thói quen này?

Nếu trẻ biếng ăn trong thời gian dài, cha mẹ hãy đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số giải pháp giúp trẻ ăn ngon trở lại.

Chia nhỏ bữa ăn của trẻ biếng ăn

Với trẻ biếng ăn hay ngậm thức ăn ngay từ đầu, mẹ không nên cho con ăn nhiều trong một bữa. Hãy thử chia nhỏ thời gian và bữa ăn để kích thích con ăn uống. Cụ thể, thay vì cho con ăn 4h/lần, mỗi lần 1 bát cơm hoặc bột, mẹ có thể cho con ăn 2h/lần hoặc 1h/lần với nửa chén bột/cơm hoặc 1/3 chén bột/cơm. Chia nhỏ bữa ăn giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Giảm tải cho hệ tiêu hóa và ngăn được chứng táo bón.

Không thúc ép trẻ biếng ăn khi ăn

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ thay đổi khác nhau theo từng giai đoạn. Vì lý do đó, có thể trẻ sẽ biếng ăn trong thời gian ngắn, nhưng sau đó trẻ sẽ ăn ngon trở lại. Vì vậy, mẹ đừng thúc ép trẻ ăn nhiều, làm như vậy sẽ khiến trẻ sợ hãi mỗi khi ăn và hay ngậm thức ăn.

Mẹ cũng cần chú ý đến chất lượng bữa ăn hơn là tập trung về số lượng. Cho bé ăn đủ không thừa không thiếu cả về chất và lượng. Bởi nếu chỉ thúc ép con ăn cho đủ số lượng nhưng lại không tiêu hóa được thì phản tác dụng. Ngược lại, nếu con ăn đủ rồi nhưng con vẫn phát triển khỏe mạnh thì tại sao lại phải thúc ép??

Làm mới thực đơn cho trẻ biếng ăn

Đa dạng món ăn, thay đổi thực đơn hàng ngày là cực kì cần thiết. Cũng giống như người lớn, trẻ nhỏ cũng biết chán nếu bị ăn mãi một món, một vị. Và trẻ nhỏ cũng rất thích thú khi có món mới lạ mắt, trang trí đẹp mắt và hương vị thơm ngon. Chính vì vậy, mẹ nên thay đổi thực đơn và trang trí món ăn thường xuyên hơn.

Trang trí món ăn đẹp mắt để con yêu thích việc ăn uống

Bé biếng ăn có nên bổ sung lợi khuẩn không?

Trong đường ruột của bé có một hệ vi khuẩn phong phú bao gồm lợi khuẩn và hại khuẩn. Đối với hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, các hoạt động diễn ra bình thường, tỷ lệ cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn là 85/15. Cha mẹ có biết rằng, phần lớn việc trẻ biếng ăn hay ngậm, phần lớn do thiếu hụt lợi khuẩn. Chính vì thiếu lợi khuẩn mới dẫn đến thức ăn không được tiêu hóa triệt để, tích tụ lại trong ruột lâu dần khiến bé đầy bụng, khó tiêu và có cảm giác không muốn ăn.

Khi vào tới đường ruột, lợi khuẩn giúp cơ thể tổng hợp vitamin và làm tăng nồng độ enzyme tiêu hóa. Điều này giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời, lợi khuẩn còn kích thích cơ thể sản xuất kháng thể miễn dịch IgA. Nhờ đó giúp cơ thể chống chọi tốt trước mầm bệnh.

Có nhiều cách bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột của trẻ. Trong đó, việc bổ sung các bào tử lợi khuẩn Bacillus có trong men vi sinh giúp cho trẻ nhanh chóng lấy lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Từ đó giúp trẻ ăn ngon miệng, hỗ trợ giảm táo bón, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *