Trẻ 7 tháng biếng ăn không còn quá xa lạ với nhiều bà mẹ Việt. Đây là thời điểm các bé bắt đầu ăn dặm. Do đó những thay đổi về sinh lý này có thể đã tác động đến vị giác của bé dẫn đến tình trạng biếng ăn.

Trẻ 7 tháng biếng ăn phải làm sao?
Trẻ 7 tháng biếng ăn là vì đâu?
Trẻ ở giai đoạn này đang trong quá trình làm quen với cơm và thức ăn. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn nghĩ rằng, con ăn dặm rồi thì không phải uống sữa thêm. Điều này khiến trẻ cảm thấy xa lạ, không kịp thích nghi với “món mới” nên dẫn đến biếng ăn, lười ăn, chán ăn.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác khiến trẻ 7 tháng tuổi bị biếng ăn đó là khoảng cách giữa cai sữa và ăn dặm quá gần. Tư thế ngồi ăn, thời gian bữa ăn cũng ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của bé. Đặc biệt, phần lớn trẻ ở độ tuổi này biếng ăn do thiếu vitamin, nhất là vitamin nhóm B. Một loại vitamin tốt cho tiêu hóa và thúc đẩy khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ.
Mẹ nên làm gì để giúp trẻ 7 tháng tuổi “thoát” biếng ăn
Có đến 90% các mẹ Việt đều bỏ lỡ những cách giúp con hết biếng ăn này vì chưa nắm rõ nguyên nhân khiến bé trẻ nên như vậy. Vậy các mẹ nên làm thế nào để con 7 tháng không còn biếng ăn?
Giúp trẻ bổ sung vitamin nhóm B
Vitamin là một vi chất không thiếu với cơ thể, nhất là trẻ nhỏ. Vitamin đóng vai trò không nhỏ trong việc duy trì các hoạt động sống của cơ thể. Vitamin tham gia vào quá trình chuyển hóa chất, tạo năng lượng cung cấp cho hoạt động của cơ thể. Mỗi nhóm vitamin lại có những chắc năng khác nhau với cơ thể giúp khắc phục biếng ăn hiệu quả:
- Vitamin nhóm B: giúp kích thích tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng. Và góp phần vào sự phát triển của hệ thần kinh.
- Vitamin nhóm C: giúp làm tăng sức bền của thành mạch, làm chậm quá trình oxy hóa. Và nuôi dưỡng tế bào biểu bì da…
- Vitamin D: tốt cho quá trình hình thành và phát triển của xương
- Vitamin A: hỗ trợ tốt cho giác mạc, sáng mắt và ngăn quá trình lão hóa
- Vitamin K: có liên quan quá trình đông máu, nếu cơ thể thiếu vitamin này, máu sẽ chảy liên tục khi bị thương.
Vitamin quan trọng với cơ thể như vậy, mẹ có thể bổ sung cho trẻ thông qua một số thực phẩm hàng ngày như:
- Cá: chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, B12, D và E.
- Thịt bò và thịt cừu: chứa nhiều vitamin B2, B3, B5, B6 và B9.
- Thịt lợn: chứa nhiều vitamin B1, B2, B3, B5, B6 và D
- Trứng: chứa nhiều vitamin B2, B5, B12 và D.
- Các loại rau xanh: vitamin A, B2, B3, B6, B9, C, E, K.
- Nấm: chứa nhiều vitamin B2, B3, B5 và D..
- Các loại quả hạch và hạt: chứa nhiều vitamin B1, B2, B3, B5, B5, B6 và E.

Thực phẩm giàu vitamin cho trẻ
Tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột
Bổ sung lợi khuẩn đường ruột là cách giúp trẻ “thoát” biếng ăn an toàn và hiệu quả. Bởi các lợi khuẩn về lâu về dài giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế hại khuẩn. Đặc biệt, những lợi khuẩn Bacillus có khả năng tạo bào tử có thể an toàn tới ruột mà không bị aicd dạ dày phân hủy. Đây là yếu tố cực kì quan trọng giúp lợi khuẩn đến đường ruột đông đảo vào phát huy tác dụng.
Những bào tử lợi khuẩn giúp kích thích sản xuất enzyme tiêu hóa như amylase, protease…Đồng thời giúp cơ thể tăng tổng hợp các vitamin, đặc biệt vitamin nhóm B, kích thích ăn ngon, hấp thu dinh dưỡng tốt. Nhờ đó, trẻ ăn ngon miệng hơn, thích thú với bữa ăn hơn, hấp thu tốt hơn, giảm táo bón.
Đa dạng thực đơn cho trẻ 7 tháng tuổi
Nhiều cha mẹ thường bỏ qua phần này. Bởi họ cho rằng, trẻ nhỏ chưa phát triển toàn diện các giác quan, vị giác nên cần tập trung vào một số món ăn để bé quen trước. Tuy nhiên, đây là một quan niệm chưa đúng. Trẻ nhỏ rất nhạy bén với mùi và vị. Chính vì vậy, mẹ cần thường xuyên thay đổi thực đơn cho bé.
Dưới đây là thực đơn cho bé 7 tháng tuổi tránh biếng ăn được chuyên gia dinh dưỡng gợi ý, các mẹ nên tham khảo.
Thứ 2, 4 | Thứ 3, 5 | Thứ 6, chủ nhật | Thứ 7 | |
6 giờ | 150ml sữa mẹ hoặc sữa ngoài | 150ml sữa mẹ hoặc sữa ngoài | 150ml sữa mẹ hoặc sữa ngoài | 150ml sữa mẹ hoặc sữa ngoài |
8 giờ | Ăn dặm: cháo bột,rau xanh, thịt heo | Ăn dặm: cháo bí đỏ + thịt heo | Ăn dặm: cháo rau chùm ngây + thịt heo | Bột trứng gà, rau xanh |
11 giờ | 150ml sữa mẹ + 1/4 quả chuối | 150ml sữa mẹ + 1/4 quả táo | 150ml sữa mẹ + 1/4 quả bơ | 150ml sữa mẹ + 1/4 quả xoài chín |
14 giờ | 1/4 quả dứa ép lấy nước | 1 ly bưởi ép nhỏ | 1 ly nước ép dưa hấu nhỏ | 1 ly nước ép cam tươi |
16 giờ | Bột gạo lức trộn sữa | Cháo thịt gà + bí xanh | Bột gạo lức trộn sữa | Bột sữa, rau xanh |
19 giờ | 180ml sữa mẹ hoặc sữa ngoài | 180ml sữa mẹ hoặc sữa ngoài | 180ml sữa mẹ hoặc sữa ngoài | 180ml sữa mẹ hoặc sữa ngoài |
21 giờ | Bú sữa mẹ 200ml | Bú sữa mẹ 200ml | Bú sữa mẹ 200ml | Bú sữa mẹ 200ml |
Tạo tâm lý thoải mái trong bữa ăn vô cùng quan trọng
Tâm lý bữa ăn rất quan trọng, khi bé thấy thoải mái, vui tươi, bé sẽ ăn ngon miệng và ăn được nhiều hơn. Do đó, cha mẹ cần hạn chế cãi vã hay to tiếng trong bữa ăn khi có trẻ nhỏ. Đặc biệt, nếu bé muốn tự xúc, tự bốc hoặc biến bữa ăn thành bãi chiến trường thì cha cũng đừng mắng trẻ. Hãy để chúng khám phá thức ăn bằng cách đó. Đừng ép bé khi chúng không muốn ăn nữa. Hãy để chúng được tự quyết định lượng ăn của chúng.
Tuyệt đối không cho bé xem tivi, smartphone hoặc chơi bất kì một món đồ chơi nào trong giờ cơm. Mẹ nên cùng bé thưởng thức bữa ăn một cách vui vẻ và ngon miệng. Bé sẽ nhìn biểu cảm của mẹ để học theo. Những mẹ phải đảm bảo chắc chắn rằng không có một cọng rau hay gia vị nào mà bé ghét trong thực đơn.
Xem thêm: 5 cách khắc phục trẻ biếng ăn dành cho các mẹ không cần la mắng

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.