Tháp dinh dưỡng cho bà bầu giúp các mẹ xây dựng thực đơn mỗi ngày chuẩn khoa học, giúp con có đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện.
Tháp dinh dưỡng cho bà bầu
Tìm hiểu về tháp dinh dưỡng cho bà bầu
Tháp dinh dưỡng cho bà bầu là gì?
Tháp dinh dưỡng cho bà bầu là mô hình thức ăn được sắp xếp và mô phỏng theo hình kim tự tháp. Tháp cung cấp thông tin về số lượng thực phẩm cần cung cấp cho cơ thể mẹ bầu trong suốt thời gian thai nghén.
Tầm quan trọng của tháp dinh dưỡng đối với bà bầu
Trong thời gian thai nghén, cơ thể mẹ bầu có nhiều sự thay đổi như biến đổi về chuyển hóa, tích lũy mỡ, tăng cân, tăng khối lượng tử cung, vú hay phát triển của bào thai… Bởi vậy, mẹ cần đáp ứng đúng và đủ lượng dinh dưỡng mà cơ thể yêu cầu.
Nếu trong thời gian mang thai, mẹ bầu cung cấp không đúng hoặc đủ chất dinh dưỡng thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này:
- Trong 3 tháng đầu: Con sinh ra không bị nhẹ cân nhưng có nguy cơ béo phì hoặc mắc các bệnh tim mạch về sau
- Trong 3 tháng giữa: Con có nguy cơ thấp còi
- Trong 3 tháng cuối: Nguy cơ mẹ đẻ con nhẹ cân, mắc các bệnh như đái tháo đường…
Bởi vậy, tháp dinh dưỡng cho bà bầu là “chuẩn mực” khoa học, giúp mẹ bầu xây dựng được thực đơn dinh dưỡng hàng ngày đúng và đủ. Tháp dinh dưỡng sẽ hướng dẫn mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm nào và thức ăn nào cần phải hạn chế.
Giải thích tháp dinh dưỡng qua các tầng tháp
Tháp dinh dưỡng cho bà bầu gồm 4 tầng: Chất béo, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất và tầng cuối cùng là nhóm thực phẩm ngũ cốc.
- Ở đỉnh tháp là nhóm thực phẩm chất béo. Mẹ lưu ý, nhóm thực phẩm này không được sử dụng quá 25g/ngày. Mẹ chỉ nên sử dụng các chất béo lành mạnh từ bơ, đậu phộng, các loại hạt hay dầu oliu thay vì các chất béo bão hòa từ thức ăn nhanh.
- Tầng thứ 2 là nhóm thực phẩm giàu protein (đạm). Với nhóm này, mẹ nên lựa chọn các thực phẩm như trứng, sữa, thịt, cá, các loại đậu nành… Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung khoảng 100g từ các sản phẩm sữa, 125 – 200g thịt gia sức, gia cầm, 50g các loại đậu.
- Tầng thứ 3 chính là nhóm chất xơ, vitamin và khoáng chất. Thực phẩm mẹ ưu tiên lựa chọn là hoa quả và rau củ. Mỗi ngày, mẹ cần cung cấp từ 400 – 500g rau xanh, 100 – 200g hoa quả. Tuy vậy, trên thực tế, mẹ bầu thường bị “nghén” không ăn được rau xanh mà phải chuyển sang ăn hoa quả. Lâu dần có thể bị tiểu đường và thiếu chất xơ. Bởi vậy, cần cân đối cả 2 mẹ bầu nhé!
- Tầng cuối cùng là nhóm thực phẩm từ ngũ cốc. Đây là tầng quan trọng của tháp dinh dưỡng. Nhóm này bao gồm bột mì, lúa mạch, gạo lứt. Mỗi ngày mẹ nên bổ sung từ 300 – 500g nhóm ngũ cốc.
10 nguyên tắc dinh dưỡng bà bầu cần nằm lòng
Nguyên tắc dinh dưỡng cho bà bầu cân đối và ăn uống điều độ là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, nhất là sự phát triển của bé trong suốt thai kỳ và sau khi bé chào đời.
Cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống
Hầu hết các thai phụ đều cần dung nạp thêm nhiều chất đạm, một số vitamin và khoáng chất quan trọng như acid folic, sắt và canxi. Nếu chưa đáp ứng được đầy đủ các chất dinh dưỡng trên, mẹ bầu cần nhanh chóng điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày.
Lưu ý, một bữa ăn chất lượng không có nghĩa phải ăn nhiều hơn. Trong 3 tháng đầu nếu có cân nặng lý tưởng, bạn không cần nạp thêm năng lượng. Trong 3 tháng tiếp theo, mẹ chỉ cần nạp thêm khoảng 300calo/ngày, 3 tháng cuối mẹ nạp thêm 450calo/ngày. Nếu mẹ đang thừa hoặc thiếu cân, có thể thay đổi ít hoặc nhiều hơn lượng trên.
>>>>> Xem thêm: Bà bầu nên ăn gì trong thời gian thai nghén để mẹ khỏe, con thông minh
Nói “KHÔNG” với thực phẩm gây hại
Mẹ cần tránh ăn các thực phẩm sống như hàu, sushi, các món gỏi, sữa chưa tiệt trùng… bởi chúng có thể chứa vi khuẩn hoặc kí sinh trùng không tốt cho thai nhi.
Hầu hết các loại cá đều chứa thủy ngân hoặc kim loại ảnh hưởng đến trí não của con. Bởi vậy, 1 tuần mẹ chỉ nên ăn khoảng 400gr cá.
Rượu bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích có thể gây nên dị tật thai nhi vì vậy nên tránh xa.

Các thực phẩm gây hại cho bà bầu
Uống bổ sung vitamin và khoáng chất trước sinh
Để đảm bảo đủ chất cho cơ thể, mẹ có thể bổ sung vitamin, khoáng chất dành riêng cho bà bầu. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Tuyệt đối không ăn kiêng khi mang thai
Ăn kiêng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho mẹ và em bé. Bởi việc giảm cân của bạn có thể khiến có thể thiếu hụt sắt, acid folic hoặc các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu khác.
Tăng cân là dấu hiệu tích cực của một thai kỳ khỏa mạnh. Nếu mẹ có một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ sinh ra một đứa trẻ khỏe mạnh, ít bệnh tật.
Tăng cân dần dần
Tăng cân là cần thiết đối với thai phụ. Bởi số cân nặng của mẹ thường tỉ lệ thuận với cân nặng thai nhi. Trung bình mẹ tăng 1kg thì bé cưng sẽ tăng 7.35g.
Mẹ cần tăng cân một cách từ từ, không nên tăng quá đột ngột hoặc vượt quá sự cho phép bởi điều này tiềm ẩn nhiều nguy hại cho cả mẹ và bé.
Ăn liên tục và chia thành nhiều bữa nhỏ
Khi mang bầu, e bé sẽ chèn ép lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác. Bởi vậy, cơ thể của mẹ lúc này không còn đủ không gian cho những bữa ăn thịnh soạn. Hệ tiêu hóa của bạn hoạt động trở nên chậm chạp hơn. Lời khuyên từ các chuyên gia là mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn để không gây quá tải cho hệ tiêu hóa, đồng thời tránh được các triệu chứng khó chịu như đầy bụng, trướng hơi…
Đừng quên bổ sung bào tử lợi khuẩn mỗi ngày
Bổ sung lợi khuẩn mỗi ngày, đặc biệt là Bào tử lợi khuẩn Bacillus sẽ giúp mẹ tiêu hóa tốt hơn, ăn uống ngon miệng hơn và đặc biệt phúp phòng ngừa táo bón cho suốt thời gian thai kỳ. Không chỉ vậy, Bacillus còn có khả năng kích thích cơ thể tạo khoáng thể IgA giúp tăng cường miễn dịch, giúp mẹ luôn khỏe mạnh, ngừa bệnh tật.
Tháp dinh dưỡng cho bà bầu rất quan trọng, mẹ bầu nào cũng cần phải biết để cung cấp đúng và đủ trong suốt thai kỳ. Vì sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của con, hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng chuẩn khoa học mẹ nhé!

Bào tử lợi khuẩn PregMom có tốt không?
Ăn giàu chất xơ, giảm tinh bột
Trong giai đoạn mang bầu, mẹ rất dễ bị táo bón, đặc biệt ở những tuần thai kỳ cuối. Mẹ hãy bổ sung nhiều chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón trong thai kỳ nhé. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên nạp đủ lượng tinh bột, không nên ăn quá nhiều để ổn định đường huyết.
Ưu tiên chọn thực phẩm tự nhiên
Hãy chọn các thực phẩm tươi, sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Những thực phẩm từ tự nhiên, được chế biến đúng cách sẽ giữ được phần lớn các chất dinh dưỡng đó mẹ nhé.
Thỉnh thoảng hãy cho cơ thể nếm vị ngọt
Thức ăn chế biến sẵn, các loại tráng miệng tuy không phải là món ăn ưu tiên cho thực đơn của mẹ, nhưng thỉnh thoảng mẹ có thể ăn món ngọt khoái khẩu. Tuy nhiên, đừng nên ăn quá nhiều bởi có thể gây tiểu đường thai kỳ, nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
>>>> Tham khảo thêm bài viết hữu ích: Khắc phục táo bón ở bà bầu hiệu quả không cần dùng thuốc – Báo điện tử VTV

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.