Táo bón ra máu là triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ. Điều này khiến việc đi ngoài khó khăn, thậm chí gây chậm phát triển thể chất ở trẻ nhỏ. Vậy táo bón ra máu ở trẻ do đâu? Cha mẹ nên xử lý thế nào?

Táo bón ra máu là hiện tượng tiêu hóa thường gặp ở trẻ từ 2 đến 6 tuổi
Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón ra máu
Thông thường, thức ăn sau khi đã tiêu hóa sẽ đi dọc theo ruột. Các chất dinh dưỡng và nước được hấp thụ còn chất thải sẽ xuống ruột già trở thành phân. Để phân mềm, dễ đào thải cần đáp ứng đủ 2 điều kiện: Một là lượng nước trong phân vừa đủ; Hai là các cơ của ruột già và trực tràng co thắt đều. Nếu một trong 2 cơ chế này bị rối loạn, cụ thể là phân quá ít nước hoặc nhu động ruột kém sẽ gây nên táo bón.
Táo bón là hiện tượng đi ngoài phân cứng, tần suất đi ngoài ít. Tình trạng này gặp nhiều ở trẻ từ 2 đến 6 tuổi. Khi hiện tượng bón diễn ra lâu ngày, việc đại tiện trở nên khó khăn, trẻ cố rặn và gây rách hoặc nứt ở hậu môn, gây táo bón ra máu.
Có nhiều nguyên nhân gây táo bón ra máu ở trẻ em như:
- Chế độ ăn uống của bé ít chất xơ
- Bé uống không đủ nước
- Vận động ít
- Tác dụng phụ của kháng sinh
- Do mắc một số bệnh lý về tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, viêm ruột…
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu
Bé bị táo bón xuất hiện kèm máu có biểu hiện tương đối rõ. Mẹ có thể phát hiện thông qua một số dấu hiệu điển hình sau:
- Trẻ quấy khóc, không chịu đi ngoài
- Phân cứng, lớn, có xuất hiện máu đỏ tươi trên bề mặt. Nhiều trường hợp máu còn rây ra quần hoặc bồn cầu
- Xung quanh hậu môn của bé ngứa, rát mỗi lần đi ngoài
- Khi kiểm tra hậu môn của bé, mẹ có thể phát hiện ra một vài vết nứt ở ống hậu môn
- Trẻ thường cố nhịn đi ngoài vì sợ đau
Cách xử lý an toàn khi trẻ bị táo bón kèm máu
Táo bón lâu ngày khiến bé trở nên mệt mỏi, đau đớn, sợ đi vệ sinh, biếng ăn, chậm lớn. Nghiêm trọng hơn, nếu không được xử lý kịp thời, táo bón kèm theo máu còn dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như: trĩ, nhiễm khuẩn, xuất huyết, viêm hậu môn, polyp trực tràng, thậm chí ung thư đại tràng…
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây chảy máu mà có phương pháp xử lý khác nhau. Đa phần các trường hợp trẻ táo bón ra máu thường do nứt kẽ hậu môn. Với tình trạng này, mẹ có thể dễ dàng xử lý tại nhà giúp con giảm cảm giác đau đớn, khó chịu do vết thương gây nên. Cách xử lý như sau:
- Khi phát hiện trẻ đi ngoài ra máu, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn
- Sau đó, rửa sạch vết thương lại với nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn
- Cuối cùng, mẹ tiến hành bôi thuốc mỡ để bé giảm đau và giúp vết thương mau lành hơn
Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học
- Tích cực cho bé uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt vào buổi sáng sau khi ngủ dậy
- Cho trẻ ăn một số loại trái cây có khả năng giảm táo bón như: chuối,đu, đủ, các loại nước ép hoa quả
- Xây dựng thực đơn dinh dưỡng hàng ngày với lượng thực phẩm giàu chất xơ, dễ tiêu, mát

Ngoài nước lọc, có thể cho bé uống nước ép hoa quả giàu chất xơ giúp cải thiện tình trạng táo bón
Định hướng hành vi và tâm lý của trẻ
- Mẹ nên rèn luyện cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ và thường xuyên
- Khuyến khích trẻ tập thể dục, thể thao, tăng cường vận động mỗi ngày giúp cải thiện nhu động ruột, kích thích tiêu hóa
- Hướng dẫn trẻ tư thế ngồi đi vệ sinh đúng: Ngồi xổm, đầu gối cao hơn hông
Thực hiện massage bụng cho bé giảm táo bón ra máu
Massage bụng cho bé mỗi ngày là một trong những cách hỗ trợ giảm táo bón hiệu quả. Mẹ nên xoa bụng cho bé dọc theo khung đại tràng, từ trái qua phải để tăng nhu động ruột và khả năng vận động của cơ tròn tại hậu môn, giúp bé đi ngoài dễ hơn.
Ngoài các phương pháp trên, mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là bào tử lợi Bacillus mỗi ngày cho bé giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng miễn dịch và sức đề kháng, đặc biệt là hỗ trợ giảm táo bón, rối loạn tiêu hóa.

Bổ sung bào tử lợi khuẩn hàng giúp hỗ trợ cải thiện táo bón, kích thích tiêu hóa và tăng cường cảm giác ngon miệng cho bé
Theo đó, bào tử lợi khuẩn Bacillus hỗ trợ giảm táo bón cho bé theo cơ chế: Sau khi vào cơ thể, Bacillus giúp tăng nồng độ enzyme giúp thức ăn tiêu hóa triệt để, phân xốp, mềm mịn hơn. Chúng bám vào khuôn phân, làm tăng độ nhớt cho phân giúp phân dễ dàng bị đẩy ra ngoài.
Trong trường hợp táo bón ra máu kéo dài liên tục, mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ kịp thời để được chẩn đoán và có hướng xử lý phù hợp. Tuyệt đối, mẹ không nên cho bé tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.
Xem thêm: Hậu quả của táo bón ở trẻ em nguy hiểm tới mức nào? Mẹ cần đọc ngay

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.