Táo bón ở trẻ sơ sinh gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn uống, sinh hoạt cũng như vui chơi của bé. Bởi vậy, cha mẹ cần nhận biết sớm để có phương pháp xử lý phù hợp, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Tìm hiểu về chứng táo bón ở trẻ sơ sinh
Táo bón ở trẻ sơ sinh là gì?
Thông thường, ở trẻ sơ sinh uống sữa công thức, tần suất đi ngoài thường diễn ra 1-2 lần/ngày. Với trẻ bú mẹ, tần suất đi ngoài có thể nhiều hơn, khoảng 2 – 3 lần/ngày. Tuy nhiên, có những trẻ 3 ngày mới đi ngoài 1 lần nhưng phân vẫn mềm, xốp, dễ dàng đi qua hậu môn thì vẫn được xem là hiện tượng bình thường. Vậy thế nào được gọi là táo bón ở trẻ sơ sinh? Trẻ sơ sinh bị táo bón là khi tần suất đi ngoài của trẻ có thể ít, phân cứng, phải rặn khi đi vệ sinh.

Táo bón ở trẻ sơ sinh là khi tần suất đi ngoài của trẻ có thể ít, phân cứng, phải rặn khi đi vệ sinh
Trẻ sơ sinh táo bón nguyên nhân do đâu?
Trẻ sơ sinh bị táo bón thường có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến trẻ mắc phải chứng bệnh này:
- Trẻ bú mẹ không đủ: Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ vừa là nguồn thức ăn, đồng thời cũng là nguồn cung cấp nước chính cho cơ thể. Việc trẻ bú mẹ không đủ sẽ khiến cơ thể bé không được bổ sung đủ nước, gây nên tình trạng táo bón.
- Trẻ uống sữa công thức: Thông thường, trẻ bú mẹ rất hiếm khi bị táo bón bởi sự cân bằng hoàn hảo giữa chất béo và chất đạm trong sữa. Tuy nhiên, những trẻ dùng sữa công thức rất dễ bị táo bón nếu như tỷ lệ pha không đúng hoặc một thành phần nào đó trong sữa khiến trẻ bị táo bón.
- Chế độ ăn uống của mẹ: Việc ăn uống của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn sữa. Bởi vậy, nếu mẹ ăn nhiều đồ cay, nóng, khó tiêu, ít chất xơ, chế độ sinh hoạt không điều độ là lý do khiến trẻ sơ sinh bị táo bón.
- Táo bón do bệnh lý: Nhiễm trùng đường tiêu hóa, đại tràng phình to, suy giáp trạng… là những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón
Dấu hiệu táo bón thường gặp ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh chưa biết nói để thông báo cho bố mẹ khi gặp tình trạng táo bón. Bởi vậy, cha mẹ cần chủ động quan sát những thay đổi bất thường của con để kịp thời phát hiện và có phương pháp khắc phục phù hợp. Một vài dấu hiệu dưới đây có thể giúp phụ huynh sớm nhận biết chứng táo bón ở trẻ sơ sinh:
- Tần suất đi ngoài ít hơn bình thường: Nếu bình thường, trẻ đi ngoài từ 2 đến 3 lần/ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ có biểu hiện đi ngoài ít hơn bình thường, khoảng 1-2 ngày mới đi ngoài 1 lần thì có thể đây là dấu hiệu của táo bón
- Phân cứng, vón cục: Trẻ sơ sinh bị táo bón phân thường cứng, khô, không có độ ẩm, vón cục, vê tròn, có màu đen hoặc xám. Đặc biệt, nếu thấy trong phân có máu chứng tỏ tình trạng táo bọn trở nặng, khiến hậu môn bị tổn thương
- Trẻ quấy khóc, lười ăn: Khi bị táo bón, thức ăn không đươc hấp thu và đào thải nên trẻ thường cảm thấy đầy bụng, khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc, lười ăn hoặc bỏ ăn
- Trẻ đầy bụng khó tiêu: Mẹ có thể quan sát thấy bụng trẻ phình to, sờ thấy cứng

Trẻ sơ sinh bị táo bón thường có hiện tượng quấy khóc, lười ăn, cơ thể mệt mỏi
Xem thêm: Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh là gì? 99% các mẹ đều nhầm lẫn
Trẻ sơ sinh táo bón phải làm sao?
Táo bón là hiện tượng tương đối phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi đứng trước tình trạng này, không ít mẹ vẫn cảm thấy bối rối, sợ hãi vì chưa có kinh nghiệm xử lý. Dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích dành cho mẹ khi có con bị táo bón:
Tích cực bổ sung nước
Khi bé bị thiếu nước hoặc mất nước, cơ thể có thể hấp thu chất lỏng bất cứ từ đâu khiến phân của trẻ trở nên khô và cứng. Điều này khiến chất phải khó đi qua hậu môn để đào thải ra ngoài. Bởi vậy, với các trẻ đang bú mẹ, mẹ cần tích cực cho bé bú đủ cữ, đủ lượng sữa để phòng tránh tình trạng thiếu nước.
Với những trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm từ 6 tháng đến 12 tháng, mẹ cần bổ sung ít nhất từ 200 – 300ml nước lọc/ngày. Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ ăn thêm nước canh, nước rau, nước trái cây để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Với các trẻ đang bú mẹ, mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng để cải thiện chất lượng sữa. Mẹ nên thực hiện chế độ ăn uống giàu chất xơ, giảm chất béo, hạn chế ăn các món chua, cay, nhiều gia vị.
Với các trẻ đang ăn dặm, mẹ hãy tăng lượng thực phẩm giàu chất xơ, giàu khoáng chất trong thực đơn ăn uống hàng ngày của bé. Việc này sẽ khiến phân của trẻ mềm ra, dễ được đào thải ra ngoài. Bên cạnh đó, mẹ có thể bổ sung thêm lợi khuẩn, đặc biệt là bào tử lợi khuẩn Bacillus. Theo đó, bào tử lợi khuẩn Bacillus tăng cường tiết enzyme, giúp thức ăn được tiêu hóa triệt để hơn, phân xốp và mềm mịn hơn. Lợi khuẩn bám vào khuôn phân, tăng độ nhớt cho phân giúp trẻ dễ đi ngoài.

Bổ sung bào tử lợi khuẩn hàng giúp hỗ trợ cải thiện táo bón, kích thích tiêu hóa và tăng cường cảm giác ngon miệng cho bé
Ngâm hậu môn cho bé bằng nước ấm
Đây được xem là mẹo dân gian an toàn hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón cho bé. Bởi nước ấm có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn, giúp trẻ đi ngoài dễ dàng. Mẹ có thể thực hiện cách ngâm hậu môn của bé vào nước ấm khoảng 1 đến 2 lần/ngày, mỗi lần trong 5 đến 10 phút.
Massage bụng cho bé
Massage bụng giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả, các thức ăn khó tiêu trong bụng sẽ mềm ra và chuyển động dễ dàng xuống hậu môn. Mẹ hãy dùng 3 món tay giữa chụm lại, đặt lên bụng bé tại khu vực quanh rốn, xoa nhẹ thành vòng tròn với lực vừa đủ. Thực hiện mỗi lần 3 phút để tạo kích thích cho trẻ buồn đi ngoài.
Xem thêm bài viết hữu ích:
Những thói quen tưởng như vô hại nhưng lại là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.