Tăng sức đề kháng cho trẻ là việc làm rất cần thiết của cha mẹ trước khi cho con đi nhà trẻ. Nhưng làm thế nào để trẻ có sức đề kháng tốt nhất? Cha mẹ hãy tham khảo ngay bí quyết dưới đây.

Tăng sức đề kháng cho trẻ trước khi vào lớp mẫu giáo
Tại sao cần tăng sức đề kháng cho trẻ?
Giai đoạn bé đi nhà trẻ sẽ đối mặt với rất nhiều vấn đề khiến cha mẹ lo lắng. Thực tế, có những bé biếng ăn, quấy khóc, lạ môi trường xung quanh, mới đi học nhưng đã phải nghỉ ốm cả tuần khiến gia đình hết sức lo lắng. Đó là lý do cha mẹ cần phải tăng sức đề kháng cho trẻ, chống lại một số những nguyên nhân khiến bé ốm vặt dưới đây:
Áp lực tâm lý phải đi học
Nhiều bé rất sợ việc đi học, phải xa mẹ và xa nhà. Các bé phản kháng bằng các hành động như khóc lóc, sợ hãi, ăn vạ dẫn đến việc không muốn ăn, khàn họng. Việc tổn thương tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ.
Theo các chuyên gia nghiên cứu rằng, việc sợ sệt hay áp lực tâm lý rất dễ khiến các hormone cortisol tạo ra stress. Nguy hại hơn, nồng độ cortisol làm giảm đề kháng của trẻ, trẻ sẽ rất dễ bị mắc những bệnh viêm nhiễm hay cảm cúm thông thường.
Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện
Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng ốm vặt của trẻ. Trong những năm đầu đời, trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, trong khi môi trường nhà trẻ tiềm ẩn rất nhiều những mầm bệnh như virus trên đồ chơi, giường chiếu, các bạn học sinh khác… Nhất là các bệnh nhiễm khuến đường hô hấp, tai-mũi-họng… có rất nhiều trẻ mắc phải.
Cách tăng sức đề kháng cho trẻ cha mẹ nên áp dụng
Để con luôn khoẻ mạnh khi tới trường, làm gì để tăng sức đề kháng cho trẻ? Cha mẹ hãy thực hiện những lưu ý dưới đây để cùng con tăng cường sức đề kháng.
Cho trẻ làm quen với môi trường mới
Trước khi cho trẻ đi học một tuần, cha mẹ nên cho trẻ tham quan trường lớp, chơi trò chơi trong khuôn viên để làm quen với môi trường trường lớp, cũng như các bạn mới.

Cho trẻ làm quen với môi trường mới (Hình minh hoạ)
Tới tuần thứ hai, sau khi con có hứng với trường lớp, cha mẹ có thể gửi con nửa buổi học ở trường, buổi còn lại hãy đón trẻ về nhà. Duy trì như vậy cho tới tuần thứ ba, trẻ quen với trường lớp, lúc này cha mẹ mới nên gửi trẻ cả ngày ở trường. Khi cho con đi học cả ngày, cha mẹ nên đón con sớm hơn để con luôn cảm thấy vui vẻ khi đi học.
Tăng cường các thực phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn
Không cần phải bổ sung quá nhiều loại thực phẩm chức năng tăng sức đề kháng cho trẻ, cha mẹ chỉ cần bổ sung lợi khuẩn đúng cách và đủ liều cho trẻ.
Có rất nhiều cách để bổ sung lợi khuẩn cho trẻ, phải kể đến sữa chua và Bào tử lợi khuẩn. Tuy nhiên, sữa chua có đường luôn tiềm ẩn nguy cơ béo phì và các lợi khuẩn còn lại rất ít sau quá trình vận chuyển và qua acid dạ dày. Vì vậy, bố mẹ hãy cho trẻ dùng Bào tử lợi khuẩn mỗi ngày để giúp trẻ ngăn ngừa nguy cơ mắc một số bệnh cảm cúm thông thường.

Men vi sinh PregMom giúp tăng cường đề kháng, miễn dịch cho bé
Ngoài ra, các bào tử lợi khuẩn còn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Tăng cường lợi khuẩn và ức chế các vi khuẩn gây hại cho đường ruột giúp quá trình tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng trở nên thuận lợi hơn. Ngay cả những bé đang phải điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh vẫn có thể sử dụng bào tử lợi khuẩn, chúng vô hại và chịu được điều kiện cơ thể đang có kháng sinh.
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng thực phẩm
Sức đề kháng của trẻ thường được nhận thụ động từ mẹ khi trẻ từ 0-6 tháng. Sau khi bắt đầu quá trình ăn dặm và đến năm 3 tuổi, sức đề kháng của bé không có và đây được gọi là khoảng trống miễn dịch. Chính vì vậy, ở giai đoạn này, mẹ cần bổ sung nhiều thực phẩm dinh dưỡng giúp tăng đề kháng cho bé dưới này.
Bổ sung thực phẩm chứa vitamin C
Một số thực phẩm chứa vitamin C tốt cho sức khỏe của bé như các loại rau xanh, củ quả, trái cây.
Vitamin C từ cam quýt
Các loại trái cây họ cam, quýt, bưởi… chính là chìa khóa tăng cường sức đề kháng. Bởi đó chính là “vựa” vitamin C giúp tăng sản xuất bạch cầu. Vitamin C không được dự trữ trong cơ thể, do đó cần bổ sung mỗi ngày để “nuôi” cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh.
Vitamin C từ bông cải xanh
Bông cải xanh (súp lơ) là loại rau chứa nhiều vitamin C hơn cả. Loại rau này được coi là “vũ khí bí mật” cho cơ thể luôn khỏe khoắn và vóc dáng ổn định. Bông cải xanh không chỉ cung cấp hàm lượng vitamin C mà còn cung cấp vitamin D, E giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Chính vì thế, đừng quên bổ sung súp lơ vào bữa ăn cho bé cũng như cả nhà mẹ nhé.

Bổ sung bông cải xanh để tăng nâng cao đề kháng cho bé
Rau bina chứa nhiều vitamin C
Rau bina là loại rau được mệnh danh là chất chống oxy hóa tuyệt vời và tăng cường sức đề kháng và khả năng chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch. Nấu rau bina trong một thời gian ngắn giúp giải phóng các chất dinh dưỡng khác từ axit oxalic và tăng cường vitamin A cho cơ thể.
Tăng cường vitamin D cho cơ thể bé
Vitamin D giúp cơ thể hấp thu tốt các dưỡng chất như canxi, phốt-pho rất tốt cho cơ thể. Đồng thời vitamin D cũng giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hóa năng lượng. Do đó, mỗi ngày, tốt nhất là vào sáng sớm, cha mẹ nên cho bé tắm nắng hoặc vận động nhẹ 15 phút ngoài trời để tăng tổng hợp vitamin D.
Cho bé uống đủ nước
Vẫn là một việc làm hàng ngày hết sức đơn giản nhưng nếu thiếu sẽ rất nguy hại. Nước cũng là một nguồn dinh dưỡng hết sức quan trọng của cơ thể. Nước góp phần lớn giúp cơ thể khỏe mạnh và minh mẫn hơn. Cha mẹ cần tạo cho bé thói quen uống nhiều nước mỗi ngày và duy trì thói quen đó, không được quên. Khi uống đủ nước sẽ cho tác dụng tăng cường trao đổi chất; giúp tim bơm máu hiệu quả hơn. Hơn nữa, nước còn giúp vận chuyển oxy trong máu cùng các chất dinh dưỡng thiết yếu cho các tế bào.
Thực đơn phong phú, nhiều dinh dưỡng
Các thức ăn được chế biến thật mềm hay dạng lỏng sẽ được hấp thu một cách tốt nhất. Các thực phẩm sẽ góp phần lớn cho sức khoẻ của bé bằng việc nâng cao sức đề kháng. Trẻ cần được bổ sung các loại thức ăn giàu chất đạm, tinh bột, chất béo để tăng cường năng lượng cho bé. Một thực đơn đảm bảo chất dinh dưỡng là thực đơn có chứa nhiều nhóm chất như vậy mới cung cấp đủ dưỡng chất cho bé.

Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ giúp tăng cường sức đề kháng
Ngủ đủ giấc
Vận động 30 phút mỗi ngày
Vận động 30 – 60 phút mỗi ngày. Tùy theo độ tuổi cũng là một cách giúp cho bé yêu khỏe khoắn, năng động. Từ đó có khả năng tự tạo kháng thể để chống chọi với những tác nhân gây hại. Mẹ có thể cho bé tập múa, tập nhảy, chơi đá bóngm thể thao. Vận động không những giúp bé khỏe mạnh mà còn giúp cho tinh thần bé vui vẻ, thoải mái hơn.
Không nên cho trẻ dùng kháng sinh “vô tội vạ”
Không thể phủ nhận tác dụng của kháng sinh. Thế nhưng có nhiều mẹ vẫn đang trong tình trạng lạm dụng kháng sinh cho trẻ. Kháng sinh như một “con dao hai lưỡi”, lạm dụng nhiều sẽ khiến sức đề kháng của trẻ bị suy yếu. Khiến trẻ bị phụ thuộc vào thuốc.

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.