Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là tình trạng trẻ có cảm giác đau bụng, khó tiêu, chán ăn và mệt mỏi. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa. Thế nhưng, đây mới là nguyên nhân chính khiến số trẻ mắc bệnh về tiêu hóa ngày một tăng.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em phải làm sao?
Nguyên nhân nào khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng quốc gia, có đến 47% trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa trên tổng số trẻ tới khám bệnh. Cũng theo thống kê tại Bệnh viện Nhi Trung Ương Hà Nội, số trẻ rối loạn tiêu hóa chiếm 59% (dưới 12 tháng) và 40% ở trẻ từ 1 – 2 tuổi. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em đã và đang điều trị bằng kháng sinh. Thực tế cho thấy rằng, kháng sinh không chỉ tiêu diệt hại khuẩn mà còn làm chết các lợi khuẩn trong ruột. Kháng sinh khi lạm dụng còn khiến đường ruột bị trơ, tốc độ vẩn chuyển phân giảm và khả năng tiêu hóa kém đi. Do đó dẫn đến các triệu chứng như phân sống, tiêu chảy, táo bón.
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do một số thói quen trong ăn uống, sinh hoạt gây nên. Đặc biệt là nguồn thực phẩm kém vệ sinh, môi trường sống ô nhiễm.
Chế độ dinh dưỡng chưa khoa học và lành mạnh
Nhiều cha mẹ cho bé ăn dặm quá sớm với những thức ăn khó tiêu như ngô, sắn, gạo lứt hoặc các món ăn nhiều đường, dầu mỡ… Điều này khiến trẻ không tiêu hóa được, khó đi vệ sinh. Cho trẻ ăn quá no trong một bữa, bữa sau lại đói. Cơ thể thiếu chất xơ nên trẻ không thể tiêu hóa thức ăn dẫn đến táo bón. Do đó, cha mẹ cần điều chỉnh một chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.
Ngộ độc thức ăn
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được đảm bảo. Do đó có nhiều thực phẩm bẩn, nhiễm khuẩn có thể khiến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ bị ảnh hưởng. Đây cũng là lý do khiến số lượng lợi khuẩn suy giảm, hại khuẩn tăng nhanh trong ruột. Chính vì vậy, cha mẹ cần chọn nguồn thực phẩm địa phương, đảm bảo an toàn và sạch sẽ. Khi mua thực phẩm từ siêu thị, cần ngâm rửa qua nước muối, với thịt thì nên trần qua nước sôi cùng một chút hành gừng để làm sạch thịt.

Trẻ bị ngộ độc thực phẩm dễ bị rối loạn tiêu hóa
Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh
Khi trẻ tiếp xúc nhiều với động vật, đồ chơi mà không được vệ sinh sạch sẽ cũng khiến trẻ dễ nhiễm khuẩn, giun sán… Lâu dần sẽ khiến trẻ bị táo bón, tiêu chảy. Để môi trường của con luôn trong lành và sạch sẽ, cha mẹ cần vệ sinh thường xuyên. Đặc biệt là đồ chơi và vật dụng nấu nướng thức ăn cho bé.
Sức đề kháng của trẻ còn yếu
Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu do hệ thống miễn dịch chưa được hoàn thiện. Dinh dưỡng và miễn dịch trẻ vẫn đang phụ thuộc vào mẹ. Do đó, cơ thể trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh bởi virus, vi khuẩn gây ra. Hệ vi sinh đường ruột chiếm khoảng 70% hệ thống miễn dịch toàn cơ thể. Do đó, cần quan tâm đến hệ vi sinh đường ruột của trẻ để củng cố hệ miễn dịch,tăng sức đề kháng cho bé.
Cách phòng tránh bệnh đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ
Xây dựng thực đơn và chế độ ăn uống khoa học
Giữ vệ sinh trong ăn uống
- Cha mẹ chọn những thực phẩm tươi sống
- Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chế biến
- Đồ dùng của bé như ti giả, bình sữa, bát thìa ăn bột… cần được vệ sinh và tiệt trùng trước – sau khi dùng
- Không cho bé ăn đồ ăn nguội, thừa hoặc có mùi ôi thiu
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng
- Cung cấp đủ 4 nhóm chất thiết yếu cho bé: chất đạm, chất béo, chất xơ, protein
- Bữa sáng đủ dinh dưỡng và không được bỏ quên hay ăn quá muộn
- Bữa trưa cần đa dạng và trang trí đẹp mặt
- Đừng quên bữa phụ của bé, bữa này cách bữa chính 3 tiếng
- Cho bé uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất 2 lít nước
- Đừng quên bổ sung lợi khuẩn cho hệ vi sinh đường ruột của trẻ
Giữ vệ sinh sạch sẽ, tẩy giun sán định kỳ
Mẹ nên tẩy giun cho trẻ 6 tháng một lần. Việc tẩy giun giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh và hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn. Ngoài ra, mẹ cần giữ vệ sinh nơi sinh hoạt của bé thường xuyên để tránh lây nhiễm bệnh. Bởi vi khuẩn, virus thường trú ngụ trong đồ chơi của trẻ, chăn đệm, khăn… Do đó để hạn chế nguy cơ trẻ bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn, cần giữ môi trường sinh hoạt sạch sẽ.

Tẩy giun và giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh rối loạn tiêu hóa
Cho bé đi khám để có cách điều trị phù hợp
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể dẫn đến những trường hợp như táo bón kéo dài, tiêu chảy,… Do đó, khi trẻ có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, cha mẹ cần áp dụng các biện pháp tự nhiên. Sau đó bổ sung bào tử lợi khuẩn cho bé. Nếu tình trạng của bé không ổn định lại, cha mẹ cần đưa bé tới bệnh viện để được khám chữa kịp thời.
Rèn luyện thể chất mỗi ngày
Cho trẻ vận động thường xuyên giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn. Việc rèn luyện cơ thể cũng khiến hệ tiêu hóa hoạt động linh hoạt hơn. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho bé vận động nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh sau bữa ăn. Tránh gây áp lực, ép bé ăn no khiến hệ tiêu hóa bị quá tải.
Xem thêm:
Cách chữa bệnh đường tiêu hóa ở trẻ em cho mẹ thông thái
Mách mẹ cách giúp bé tiêu hóa tốt, đề kháng cao – Báo sức khỏe đời sống

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.