Vitamin cho bà bầu được bổ sung trong quá trình mang thai giúp thai nhi phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách và chọn không đúng loại dễ ảnh hưởng tới thai nhi và cả mẹ.

Những loại vitamin cho bà bầu không thể thiếu
Những loại vitamin cho bà bầu không thể thiếu
Vitamin có tác dụng gì với phụ nữ mang thai?
Vitamin là những hợp chất hữu cơ mà cơ thể không thể tự tổng hợp. Do đó, hầu hết vitamin mà cơ thể có được đều được cung cấp từ quá trình ăn uống. Một số tác dụng chính của vitamin gồm:
- Cấu tạo nên tế bào và giúp tế bào phát triển
- Tham gia vào hoạt động chuyển hóa các chất.
- Giúp hệ miễn dịch được tăng cường
- Tham gia vào quá trình điều hòa hoạt động của tim và hệ thần kinh
- Là chất xúc tác giúp chuyển hóa thức ăn, tạo năng lượng.
- Tấn công các tác nhân gây bệnh nhờ khả năng chống oxy hóa, sửa chữa các cấu trúc bị tổn thương.
- Hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe.
Các loại vitamin cần bổ sung khi mang thai
Vitamin A
Đây là vitamin cần thiết cho sự phát triển của biểu mô, tăng cường miễn dịch và hỗ trợ hoạt động của thị giác. Mắt bị khô, tổn thương nhiều là do thiếu vitamin A. Ngoài ra, nếu thừa vitamin A sẽ gây ngứa ngáy, viêm da, xuất huyết và dị tật thai nhi. Do đó, phụ nữ mang thai cần chế độ dinh dưỡng đảm bảo lượng vitamin A đủ 800mcg/ngày. Nếu không đủ mới cần uống bổ sung vitamin A.
Thực phẩm chứa nhiều vitamin A như gan cá, bơ, lòng đỏ trứng, cà rốt, rau ngót, cà chua…. Khi bổ sung vitamin A trong quá trình mang bầu, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để dùng đúng liều. Tránh trường hợp dư thừa vitamin A mà thiếu vitamin khác.
Vitamin D
Vitamin D cần cho sự hấp thụ canxi và phốt pho cũng như sự phát triển của xương. Trẻ còi xương và thiếu cân ngay trong bụng mẹ là do thiếu vitamin D. Tuy nhiên, khi thừa vitamin D dẫn đến tăng canxi huyết, tổn thương thận… Ngoài ra, thiếu vitamin D còn khiến mẹ bị tiền sản giật, sinh non và dễ bị tiểu đường, sảy thai.
Hàm lượng vitamin D mà phụ nữ mang bầu cần 10mcg/ngày. Vitamin D có nhiều trong cá, sữa, phomai, bông cải xanh, nước cam… Hơn nữa, mẹ cũng cần ra ngoài tắm nắng để vitamin D tự nhiên này giúp mẹ và thai nhi được khỏe mạnh.

Vitamin D cần thiết cho phụ nữ mang thai
Vitamin C
Vitamin C là loại vitamin giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Nhu cầu vitamin C mỗi ngày của phụ nữ mang thai khoảng 80mg/ngày. Nếu thiếu vitamin C, khả năng hấp thu sắt của cơ thể rất khó và mẹ bầu dễ bị vỡ ối sớm. Thai nhi dễ chết lưu hoặc trẻ sơ sinh thiếu cân, thậm chí tử vong nếu mẹ bầu thiếu sắt. Đó chính là lý do mẹ bầu cần bổ sung vitamin C mỗi ngày bằng cách ăn cam, xoài, ổi, súp lơ… Bên cạnh đó, vitamin C đóng vai trò như một chất khử trong phản ứng lập collagen. Đồng thời, vitamin C là chất giúp các vết thương trên cơ thể mau lành và giảm thiểu mắc một số bệnh như viêm nướu, sưng khớp…
Vitamin B1
Loại vitamin này đóng vai trò quan trọng giúp chuyển hóa glucid. Vitamin B1 có nhiều trong cám gạo, ngũ cốc, lúa mì, quả hạch, thịt bò, gà… Mẹ bầu có nhu cầu vitamin B1 theo lượng glucid ăn vào và tăng lên khi cho con bú. Mẹ bầu cần vitamin B1 để tránh bị phù nề.
Vitamin B2
Vitamin B2 là chất giúp cho quá trình tạo máu và tăng chiều cao cho trẻ. Đồng thời, loại vitamin này cũng hỗ trợ đắc lực cho thị giác và phát triển hệ thần kinh. Vitamin B2 có nhiều trong sữa, bánh mì, đậu, các loại rau… Do đó, mẹ bầu có thể bổ sung vào bữa ăn hàng ngày. Có khoảng 1.4mg/ngày là lượng vitamin B2 phụ nữ mang thai cần.

Vitamin B2 là loại vitamin không thể thiếu cho bà bầu
Bổ sung vitamin trong quá trình mang thai như thế nào cho đúng?
Ngoài việc ăn những thực phẩm có nhiều vitamin, mẹ bầu có thể dùng viên vitamin tổng hợp để uống trong giai đoạn mang thai. Thế nhưng, mẹ bầu không nên lạm dụng vào vitamin tổng hợp. Bởi chúng không thể thay thế hoàn toàn lượng vitamin trong thực phẩm hàng ngày. Vitamin tổng hợp chỉ giải quyết được vấn đề thiếu hụt vitamin trong cơ thể mẹ. Do đó, một chế độ dinh dưỡng đảm bảo các chất vẫn là quan trọng hàng đầu.
Bên cạnh đó, khi bổ sung vitamin, phụ nữ nên uống vào một thời điểm cố định trong ngày. Để vitamin phát huy hiệu quả tốt nhất nên dùng trong quá trình dùng bữa hoặc ngay sau bữa ăn 30 phút. Bởi sau khi ăn, hàm lượng chất béo trong cơ thể cao hơn các thời điểm khác. Đây là thời điểm thuận lợi để hòa tan vitamin. Không nên dùng vitamin cho bà bầu vào buổi tối. Liều lượng vitamin cần bổ sung mỗi ngày là bao nhiêu, mẹ bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, tuyệt đối không tự ý uống vitamin hay bất cứ thực phẩm bổ sung nào. Điều này đảm bảo cho sự an toàn cho cả mẹ và bé.
Ngoài việc bổ sung vitamin, phụ nữ mang bầu cần chăm chỉ vận động cơ thể để giữ sức khỏe cũng như tạo miễn dịch cho thai nhi. Những bài tập luyện nhẹ nhàng hay một vài động tác yoga cho bà bầu cực kì hiệu quả cho việc giữ tâm lý thoải mái, cơ thể khỏe mạnh. Hơn nữa còn giúp giảm đau nhức cơ thể, mệt mỏi.
Xem thêm: Vitamin tổng hợp cho bà bầu nên uống vào thời điểm nào?