Chất xơ hòa tan là một trong 2 loại chất xơ cần thiết cho cơ thể. Chất xơ được hiểu chung là các bộ phận của thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Vậy chất xơ có quan trọng không và nên bổ sung loại chất xơ nào cho cơ thể?

Chất xơ hòa tan loại nào tốt cho trẻ táo bón
Thế nào là chất xơ hòa tan?
Chất xơ hòa tan là loại chất xơ dễ dàng hòa tan thành dạng gel khi qua dạ dày và đến ruột. Loại chất xơ này còn giúp tăng lượng vi khuẩn có lợi trong ruột, kích thích tăng cường miễn dịch và chống viêm. Hơn thế, chất xơ hòa tan còn có thể giúp cải thiện cảm xúc của con người.
Đây là loại chất xơ có khả năng làm mềm phân, gắn kết đường và cholesterol giúp ngăn chất này hấp thụ vào máu. Chính vì vậy, chất xơ hòa tan được mệnh danh là “người điều phối” giúp loại bỏ cholesterol xấu trong máu, điều hòa đường huyết. Nhờ đó, cơ thể con người tránh được các bệnh tim mạch, huyết áp…
Một chức năng khác của loại chất xơ này là giúp nuôi dưỡng và phát triển vi khuẩn có lợi. Từ đó, đẩy nhanh số lượng lợi khuẩn trong ruột tăng, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và ổn định tiêu hóa.
Chất xơ không hòa tan là gì?
Chất xơ không tan là loại chất xơ cứng, thô. Loại chất xơ này có nhiều trong vỏ, thân, cuống và hạt của thực vật. Chúng không tan được trong nước, dịch tiết tiêu hóa. Do đó, chất xơ không tan này gần như giữ nguyên khi qua dạ dày, ruột. Chúng hấp thụ chất lỏng, bám vào các thực phẩm phụ khác trong quá trình tiêu hóa và làm tăng khối lượng phân. Nhờ đó bạn đi ngoài thường xuyên hơn giúp phòng ngừa và cải thiện chứng táo bón.
Bên cạnh đó, chất xơ không tan này không bị vi khuẩn đường ruột phá vỡ. Nhờ đó, chúng không được hấp thu vào máu. Điều này giúp tránh được một số bệnh liên quan như nhiễm trùng, viêm hoặc rối loạn tuần hoàn…

Chất xơ không hòa tan có ở những thực phẩm nào?
Nên bổ sung chất xơ hòa tan hay chất xơ không hòa tan?
Cả 2 loại chất xơ này đều cần thiết cho cơ thể. Mỗi loại đều có lợi ích riêng mà cơ thể cần. Chính vì vậy, mẹ cần cân đối khi bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho bé.
Trẻ bị táo bón cần bổ sung loại chất xơ nào?
Những trẻ bị táo bón cần lượng lớn chất xơ hòa tan hơn. Do đó, mẹ cần tập cho bé thói quen ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi như chuối, bơ, cà rốt, hạnh nhân, táo, lên, rau chân vịt…. Bên cạnh đó, để tốt hơn nữa và đảm bảo sức khỏe toàn diện cho bé, mẹ nên chọn những sản phẩm men vi sinh giàu lợi khuẩn (nhất là lợi khuẩn có khả năng tạo bào tử).
Bởi những lợi khuẩn như vậy giúp quá trình hấp thu dinh dưỡng của cơ thể tốt hơn. Đồng thời, những bào tử lợi khuẩn còn giúp cơ thể tăng sản xuất enzyme, tổng hợp vitamin. Nhờ đó, trẻ có cảm giác ăn ngon miệng, thèm ăn và tiêu hóa tốt hơn. Điều này góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa và phòng tránh táo bón, biếng ăn ở trẻ. Chất xơ cũng quan trọng giống với lợi khuẩn đường ruột. Mối quan hệ giữa lợi khuẩn và chất xơ khăng khít, bổ trợ cho nhau để tạo ra một môi trường đường ruột khỏe mạnh và phát triển.
Chất xơ phòng táo bón Inulin và FOS
Inulin được hầu hết các nhà dinh dưỡng dùng cho trẻ. Bởi inulin có nhiều trong chuối, hành, tỏi, cây diếp xoăn. Inulin không bị tiêu hóa ở dạ dày và chúng là nguồn thức ăn “hoàn mỹ” cho lợi khuẩn đường ruột. Khi lợi khuẩn đường ruột phát triển và được nuôi dưỡng tốt, chúng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn hại khuẩn gây hại.
Ngoài ra, các lợi khuẩn, acid béo, khí giúp lên men inulin và làm tăng nhu động ruột giúp trẻ đi ngoài dễ dàng. Bệnh táo bón được kiểm soát.
FOS (Fructose oligosaccharide) có nhiều trong chuối, actisô, rễ cây diếp xoắn… Đây là loại đường có gốc tự nhiên dễ lên men. Do đó, FOS giúp duy trì tỷ lệ vàng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn 85/15. Loại chất xơ này cũng giúp giảm táo bón nhờ khả năng kích thích nhu động ruột. Ngoài ra, chúng còn giúp phân mềm hơn, dễ đào thải hơn.

Chất xơ hòa tan FOS và inulin
Những thực phẩm giàu chất xơ tốt cho trẻ bị táo bón
Chất xơ hòa tan có nhiều trong những loại thực phẩm sau:
- Yến mạch
- Cà rốt
- Lúa mạch
- Hạt mã đề
- Đậu Hà Lan
- Đậu
- Táo
- Các loại trái cây thuộc họ cam, quýt
Thực phẩm giàu chất xơ không tan như thân rau muống, thân rau mồng tơi, cuống rau cải ngồng… Hay các loại hạt đậu xanh, đậu nành (nguyên vỏ)… Do đó, mẹ có thể kết hợp những thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày để cải thiện tình trạng táo bón cho bé. Với những bé không bị táo bón, mẹ vẫn nên bổ sung để phòng ngừa cũng như tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Hy vọng bài viết này giúp ích đáng kể cho việc lên thực đơn, chọn lựa nguyên liệu của các mẹ. Nhờ đó các bé cải thiện táo bón, biếng ăn đáng kể, đồng thời tăng cường miễn dịch và sức đề kháng vượt trội. Đừng quên theo dõi PregMom thường xuyên để có nhiều những thông tin hữu ích mỗi ngày.
Xem thêm: Bé ăn đủ chất xơ vẫn có nguy cơ mắc táo bón? VÌ SAO VẬY??