Lợi khuẩn (probiotic) là những vi khuẩn có lợi cho cơ thể của con người. Cụ thể, trong bài viết này sẽ nhắc đến vai trò của lợi khuẩn đối với hệ tiêu hoá mà chúng ta cần chú ý để bổ sung đúng cách, hỗ trợ bảo vệ sức khoẻ của con người.

Lợi khuẩn là gì?
Lợi khuẩn hay còn gọi là probiotic, là một loại lợi khuẩn thuộc nhóm các vi khuẩn sống và là những vi sinh vật sống, chủ yếu đây là vi khuẩn. Những vi khuẩn này được bổ sung vào cơ thể sẽ giữ cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và cải thiện sức khỏe.
Có rất nhiều thắc mắc rằng lợi khuẩn (probiotic) có ở đâu? Lợi khuẩn có trong cơ thể con người và chúng cũng được tìm thấy trong thực phẩm và cả các chất bổ sung (probiotic có thể là tự nhiên hoặc đã được thêm vào trong giai đoạn chế biến). Các thực phẩm có probiotic như: sữa chua, sữa lên men và chưa lên men, đậu tương lên men và một số nước hoa quả, đồ uống đậu nành, men vi sinh…
Lợi ích của lợi khuẩn (probiotic)
1. Tác dụng đối với hệ miễn dịch
Điều đầu tiên khi nhắc tới các lợi khuẩn chính là vai trò giúp cho con người tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ tiêu hóa và giúp chống lại rất nhiều bệnh tật phát sinh từ bên trong.
Chúng ta có thể hiểu quá trình này như sau. Trong đường ruột của chúng ta có chứa rất nhiều vi khuẩn, chúng chia thành 2 phần: 15% vi khuẩn gây hại và 85% vi khuẩn “có ích còn gọi là lợi khuẩn”. Khi cơ thể yếu đi, các lợi khuẩn bị chết và hại khuẩn phát triển mạnh, hệ thống miễn dịch trở nên suy kém, các loại bệnh tật có thể tấn công dễ dàng. Ngược lại, khi có chế độ ăn uống phù hợp, đồng thời cung cấp thêm cho cơ thể một lượng lớn lợi khuẩn mỗi ngày một cách tự nhiên thì cơ thể sẽ trở nên khỏe mạnh hơn, vượt qua bệnh tật dễ dàng.
Bên cạnh đó, probiotics còn cạnh tranh, tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh đường ruột, sinh sôi và chiếm chỗ các vi khuẩn gây hại, ức chế khả năng gây hại của chúng, giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột.
Theo các nghiên cứu, 70% hệ miễn dịch của con người là nằm trong đường ruột. Chính vì vậy, bổ sung một lượng lớn lợi khuẩn sống vào tận ruột non và đại tràng sẽ hỗ trợ đường ruột khoẻ mạnh, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
2. Thải độc ruột
Hàng ngày cơ thể chúng ta tiếp nhận rất nhiều chất độc hại xâm nhập vào cơ thể và có rất nhiều tế bào lạ sản sinh ra, chúng tích tụ và tạo nên mầm mống gây ra các bệnh hiểm nghèo như ung thư. Hệ miễn dịch được ví như là những “chiến binh” luôn đi tuần tra và khi phát hiện ra những tế bào lạ sẽ xử lý, tiêu diệt. Trách nhiệm của hệ miễn dịch là thông báo cho cơ thể những gì đang tấn công. Chính vì vậy, hệ miễn dịch trở thành lá chắn đắc lực bảo vệ, nhưng nếu hệ miễn dịch suy giảm sẽ là cơ hội cho các bệnh tật tấn công.

Ruột phải làm việc vất vả nhất của hệ miễn dịch… vì nó liên tục phải điều hòa những gì đang diễn ra. Bà nói: Hệ tiêu hóa của bạn hoạt động để phân biệt vi khuẩn xấu với vi khuẩn tốt là chìa khóa cho sức khoẻ miễn dịch nói chung.
Theo các nghiên cứu, lợi khuẩn chính là nhà máy kiến tạo nên 75% hệ miễn dịch cho cơ thể chúng ta. Nhưng hầu hết chúng ta lại không biết được tầm quan trọng của lợi khuẩn và đây được ví như hệ miễn dịch bị lãng quên.
Chính vì vậy, bổ sung lợi khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch, là chìa khóa giúp bảo vệ sức khỏe tổng thể, phòng ngừa các bệnh hiểm nghèo tấn công gia đình bạn.
3. Tăng cường khả năng hấp thu cho người già và trẻ nhỏ
Có khoảng 100 nghìn tỷ vi khuẩn trong đường ruột, số lượng vi khuẩn nặng đến 1.5kg, tương đương với lá gan, đây cũng là cơ quan lớn nhất của cơ thể.
Giúp hấp thu các chất dinh dưỡng, sản xuất vitamin nhóm B, chuyển hóa vitamin K1 -> K2, giúp hấp thu canxi chống loãng xương cho người già, giúp tăng hấp thu canxi, sắt và nhiều khoáng chất khác, tăng tổng hợp một số vitamin nhóm B cho cơ thể.
Việc bổ sung một lượng lớn lợi khuẩn sống vào tận ruột non và đại tràng sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột hỗ trợ hiệu quả hấp thu cho người già và trẻ nhỏ.
4. Giảm tác dụng phụ của kháng sinh
Kháng sinh tiêu diệt cả hại khuẩn lẫn lợi khuẩn trong cơ thể, gây rối loạn tiêu hóa. Vậy nên, bác sĩ thường kê thêm chế phẩm bổ sung lợi khuẩn cho người bệnh nhằm giảm tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là trẻ nhỏ, người ốm, người điều trị bệnh hoặc mắc các bệnh nan y. Trong hoặc sau điều trị, nên bổ sung một lượng lớn lợi khuẩn để tăng lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Trả lời