Hội chứng kém hấp thu là khả năng cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng kém. Ăn nhiều nhưng không hấp thụ được, gầy còm. Bệnh có thể khiến cơ thể thiếu đi các dưỡng chất cần thiết.

Hội chứng kém hấp thu được hiểu là gì?
Hiểu đúng về hội chứng kém hấp thu
Khái niệm kém hấp thu
Hấp thu là giai đoạn giữa của tiêu hóa và chuyển hóa. Các enzyme tiêu hóa ngoại tiết của dạ dày được tiết ra để phân giải thức ăn để các chất được hấp thu vào máu qua thành ruột. Sau đó chuyển hóa thành những chất dinh dưỡng dễ hấp thụ, đồng hóa vào cơ thể.
Hội chứng kém hấp thu xảy ra khi các chất dinh dưỡng không được hấp thu hết từ dạ dày, ruột. Lâu dần dẫn đến suy nhược cơ thể, gầy còi, khó tăng cân.
Nguyên nhân khiến cơ thể hấp thu kém
Một trong số những nguyên nhân khiến cơ thể kém hấp thu các chất là do thiếu hụt lợi khuẩn đường ruột. Khi thức ăn được vận chuyển tới dạ dày rồi ruột, tại đây không có đủ lợi khuẩn, enzyme và vitamin để giúp quá trình tiêu hóa thức ăn được hoàn thiện. Chính vì vậy, thức ăn không được phân cắt đến cấp nhỏ hơn nữa, các chất dinh dưỡng không được chuyển hóa khiến cơ thể không thể hấp thu.
Bởi ở đường ruột, các vi khuẩn có lợi có vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Vi khuẩn có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Ở đoạn trên của ống tiêu hóa, các vi khuẩn tham gia vào quá trình nghiền nát thức ăn và khiến chúng lên men. Carbohydrate làm sản sinh axit béo chuỗi ngắn. Các tế bào ruột già dùng axit béo này như một loại nguyên liệu. Nhờ đó, nhu động ruột được kích thích giúp các vấn đề tiêu hóa diễn ra trơn tru. Cũng chính nhờ sự “trợ giúp” của các vi khuẩn có lợi, hệ tiêu hóa hoạt động ổn định. Điều này giúp phòng ngừa và cải thiện chứng táo bón, biếng ăn, tiêu chảy.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác khiến cơ thể hấp thu kém là: cơ thể không dung nạp sữa bò, sữa đậu nành và đường fructose, dị ứng gluten, mắc một số bệnh lý ngoài đường tiêu hóa…

Nguyên nhân khiến cơ thể hấp thu dinh dưỡng kém
Hậu quả của kém hấp thu gây ra cho cơ thể
- Kém hấp thu nước, điện giải
- Các chất dinh dưỡng không được hấp thụ vào cơ thể để nuôi dưỡng cơ thể
- Cơ thể thiếu hụt các muối mật cùng các yếu tố vi lượng…
- Thiếu hụt vitamin, carbohydrate, protein và khoáng chất
- Sụt cân, khó tăng cân trở lại
- Suy nhược cơ thể, gầy còm
- Da dẻ kém hồng hảo, xương yếu dễ mỏi, đau nhức
Khắc phục chứng kém hấp thu như thế nào?
Điều chỉnh/Thay đổi thực đơn dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp làm sạch thành ruột, loại bỏ các chất dư thừa và ngăn sản phẩm tiêu cực thấm vào máu. Việc đảm bảo chất xơ và chất béo là một việc nên duy trì. Hơn nữa, chế độ ăn cũng cần hạn chế ăn đặc, ăn cay nóng và dầu mỡ.
Chia nhỏ khẩu phần ăn, ăn theo quy tắc giảm dần tinh bột vào buổi tối. Đây là một trong những phương pháp hữu hiệu với người kém hấp thu. Phương pháp này giúp giảm áp lực cho hệ tiêu hóa cũng như dành thời gian cho quá trình tiêu hóa, chuyển hóa và hấp thu của cơ thể.
Ngoài rau xanh, trái cây và quả mọng cũng là thực phẩm đáng được kể đến trong việc cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế ăn bơ, sô-cô-la vì lượng đường cao.
Tập luyện thể thao hàng ngày
Nếu muốn cơ thể khỏe mạnh và các hoạt động tiêu hóa diễn ra “yên ổn”, chỉ ăn thôi là chưa đủ. Bên cạnh việc đầu tư cho bữa ăn lành mạnh, dinh dưỡng, bạn cần tập thể thao mỗi ngày. Việc tập luyện giúp cơ thể linh hoạt, tạo năng lượng và thúc đẩy quá trình tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều. Hơn nữa, thể dục thể thao còn giúp phòng ngừa bệnh tật khá tốt.
Hãy dành 30 phút mỗi ngày để yêu cơ thể, tạo sự dẻo dai và khỏe khoắn cho thân hình của bạn. Điều này không chỉ giúp đẹp bên ngoài và còn khỏe từ bên trong.

Thể dục thể thao tốt cho quá trình hấp thụ dinh dưỡng
Tăng cường lợi khuẩn đường ruột
Lợi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Theo nguyên nhân nói trên, nhiều trường hợp mắc hội chứng kém hấp thu do thiếu hụt lợi khuẩn, hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng. Chính vì vậy, bạn cần bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là những lợi khuẩn có thể tạo bào tử (hay bào tử lợi khuẩn). Các lợi khuẩn này có khả năng tự tổng hợp kháng sinh tự nhiên. Việc này nhằm ức chế hoạt động gây hại của hại khuẩn. Đồng thời, khi có những tổn thương trong ruột, các bào tử lợi khuẩn giúp chữa lành vết thương nhanh chóng.
Hơn thế nữa, các bào tử lợi khuẩn còn kích thích cơ thể sản xuất enzyme tiêu hóa, tổng hợp vitamin hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn, tạo cảm giác ngon miệng. Nhờ hoạt động của lợi khuẩn mà cơ thể tăng hấp thu, ăn ngon, giảm táo bón.