Hậu quả của táo bón ở trẻ em xảy ra nhiều với trẻ nhỏ hiện nay. Do cha mẹ chưa quan tâm và giúp bé điều trị đúng cách dẫn đến táo bón kéo dài, biến chứng thành nhiều bênh lý nguy hiểm khác.

Hậu quả của táo bón ở trẻ em nguy hiểm tới mức nào?
Hậu quả của táo bón ở trẻ em nguy hiểm tới mức nào?
Táo bón là một trong những triệu chứng của bệnh lý đường tiêu hóa. Nhiều phụ huynh xem thường táo bón vì chúng không gây nguy hiểm tính mạng. Có chăng chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt của bé. Tuy nhiên, khi táo bón không được xử lý sớm sẽ gây ra những hậu quả rất nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng.\
Tắc ruột – Hậu quả của táo bón kéo dài
Táo bón là hiện tượng đào thải phân gặp khó khăn. Mỗi ngày trôi qua, phân ứ đọng, tích tụ trong đại tràng khiến đại tràng phình to, gây tắc một phần hoặc toàn bộ ruột. Khi bị tắc ruột, kèm theo táo bón vẫn tiếp diễn khiến bé đau bụng từng cơn, chướng bụng, chán ăn, đau rát khi đi cầu. Nhiều khả năng cha mẹ cần đến sự can thiệp ngoại khoa cho bé để giải phóng phân, khí ra khỏi ruột.
Xuất huyết đại tràng do táo bón không được xử lý
Các khối phân to, khô và cứng nằm lâu ngày trong đại tràng. Khi bé rặn đỏ mặt để cố đưa phân ra khỏi hậu môn khiến phân cọ xát gây các vết viêm loét ở thành đại tràng. Hại khuẩn trong ruột xâm nhập khiến vết viêm thêm nặng. Lâu dần như vậy khiến đại tràng chảy máu. Khi bé đi tiểu hay đi đại tiện sẽ dính chút máu ở đầu phân. Với những trẻ dưới 2 tuổi bị xuất huyết đại tràng rất nguy hiểm. Điều này ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng và đào thải thức ăn của cơ thể bé.
Bé dễ bị suy dinh dưỡng, ốm bệnh triền miên do không thể hấp thu. Đặc biệt, cơ thể yếu ớt thiếu sức đề kháng khiến bé thiếu sức sống.
Táo bón để lại biến chứng ung thư hậu môn -trực tràng
Trong phân của trẻ bị táo bón có chứa chất gây ung thư và độc tố như deoxycholic acid, các phức hợp nitroso (NOCs) và lithocholic acid. Phân cứng và khô nằm lâu trong đại tràng khiến thời gian tiếp xúc với niêm mạc tăng lên. Từ đó dẫn đến nhiều tổn thương, hình thành các tế bào ung thư.

Ưng thư hậu môn trực tràng – Hậu quả nghiêm trọng của táo bón
Táo bón dẫn đến nứt kẽ hậu môn
Phân của trẻ bị táo bón thường rất rắn, to và khô cứng. Do đó, khi bé đi ngoài, khối phân lớn khiến độ dãn nở của hậu môn biến đổi. Điều này khiến tình trạng nứt kẽ hậu môn xảy ra. Sau đó, mỗi ngày trẻ đi tiểu hoặc đại tiện đều thấy đau, rát và xót vì kẽ hậu môn bị nứt và rỉ máu. Nếu tình trạng này kéo dài còn dẫn đến sa búi trĩ và trẻ có thể mất khả năng đi cầu.
Mắc trĩ nội, trĩ ngoại
Bé luôn cố gắng rặn để phân được đẩy ra ngoài. Nhưng khối phân lớn và khô cứng không thể đào thải dẫn đến tăng áp lực ổ bụng. Khi các tĩnh mạch bị chèn ép và co cứng nhiều lần để tạo áp lực đẩy phân ra ngoài dẫn đến bệnh trĩ. Bệnh trĩ khiến bé khó khăn trong việc ngồi và đi ngoài.
Áp-xe hậu môn, rò hậu môn
Các khối phân lớn, cứng và khô gây sang chấn vùng niêm mạc trực tràng. Tình trạng viêm nhiễm vùng niêm mạc ống hậu môn bắt đầu xảy ra. Lâu ngày có thể gây áp-xe hậu môn, rò hậu môn trong tương lai. Lúc này, nhu cầu sinh lý bình thường của trẻ như đi ngoài, đi tiểu gặp rất nhiều khó khăn.
Tăng áp lực khiến thủng ruột
Phân ứ đọng nhiều trong ruột như một kho chứa, “mặt hàng” ngày một nhiều lên nhưng không thể “bán ra ngoài”. Điều này khiến tre rất dễ bị viêm ruột thừa. Mặc khác, ruột già ngày một suy yếu, giãn hình thành các túi thừa làm tăng nguy cơ thủng ruột.

Trẻ bị thủng ruột do táo bón – Hậu quả của táo bón ở trẻ
Xem thêm: Biến chứng nguy hiểm của táo bón với trẻ nhỏ – Báo điện tử VTV
Phòng tránh biến chứng nguy hiểm của táo bón ở trẻ em
Cách tốt nhất để phòng hậu quả của táo bón ở trẻ em là bổ sung chất xơ từ rau củ quả. Các loại nước ép cũng có tác dụng giảm táo bón ở trẻ em. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần cho bé tham gia các hoạt động ngoài trời. Xây dựng chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng, nhất là nguồn vitamin B để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Đặc biệt, cha mẹ không nên lạm dụng thuốc nhuận tràng, thụt tháo hậu môn. Bởi những thuốc này dễ khiến bé mất chức năng sinh lý, lệ thuộc.
Ngoài ra, bổ sung bào tử lợi khuẩn cũng là một giải pháp cho các bé bị táo bón. Các bào tử lợi khuẩn giúp kích thích tiêu hóa bằng cách tổng hợp enzyme và vitamin nhóm B. Đặc biệt, các bào tử lợi khuẩn còn có khả năng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh đường ruột hiệu quả.
Một số cách phòng bệnh khác được tổng hợp dưới đây mẹ có thể tham khảo:
- Cho bé ăn cá thường xuyên, giảm lượng thịt trong ngày xuống
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
- Bổ sung khoai lang, chuối, rau ngót… giúp nhuận tràng, dễ tiêu
- Không cho bé sử dụng đồ uống có ga, nhiều đường
- Không cho bé ăn nhiều thực phẩm fast food, chiên rán nhiều dầu mỡ