Hệ vi sinh vật bản địa của người khỏe mạnh cân bằng ở tỷ lệ 85 nghìn tỷ là lợi khuẩn và 15 nghìn tỷ là vi khuẩn gây bệnh (hại khuẩn). Khi tỷ lệ này mất cân bằng, số lượng hại khuẩn tăng nhanh lấn át lợi khuẩn gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe.

Tổng quan về hệ vi sinh vật đưởng ruột
Bởi 85 nghìn tỷ lợi khuẩn mới cân bằng được 15 nghìn tỷ hại khuẩn. Trong khi, lợi khuẩn trong cơ thể con người sẽ giảm dần qua thời gian chứ không tồn tại vĩnh viễn.
Hệ vi sinh vật bản địa đường ruột là gì?
Hệ vi sinh vật bản địa là hệ sinh thái với nhiều loài vi sinh vật khác nhau ký sinh, cộng sinh, hội sinh và loài trung gian. Các vi sinh vật này là đơn bào hoặc đa bào, nhân sơ hoặc nhân thực. Chúng có kích thước rất nhỏ thường chỉ quan sát được qua kính hiển vi, mắt thường không thấy được.
Vậy, trên cơ thể người, các vi sinh vật này phân bố ở những đâu? Chúng có mặt ở hầu khắp cơ thể: trên da, đường hô hấp, đường tiết niệu, cơ quan sinh dục. Mạng lưới dày đặc này giúp tạo nên một hệ thống vi sinh vật có lợi, khi cơ thể xuất hiện những “kẻ đột nhập”, mạng lưới này sẽ liên kết các hệ lợi khuẩn ở các vị trí trên cơ thể người với nhau để “báo động” và gọi “viện trợ”.
Vai trò của hệ vi khuẩn đường ruột
Hệ vi sinh bản địa có thành phần gồm các vi khuẩn, virus, nấm, tảo… Theo nghiên cứu có khoảng trên 500 loài khác nhau và có đến hàng trăm nghìn tỷ vi khuẩn tồn tại trong cơ thể. Mỗi loài có những tác dụng và vai trò riêng cho sức khỏe con người.
- Vi sinh vật đường ruột chiếm đóng toàn bộ bề mặt đường ruột và tiết ra các chất ức chế sự phát triển và xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.
- Các vi sinh vật trong âm đạo giúp chống lại các vi khuẩn, nấm gây ngứa và viêm nhiễm cơ quan sinh dục.
- Vi khuẩn còn giúp cơ thể chuyển hóa dinh dưỡng và phân giải một số chất như chất xơ, tinh bột, đường trong sữa… Chúng giúp cơ thể tổng hợp một số vitamin như biotin và folate, giúp cơ thể dễ hấp thụ các khoáng chất như ion Mg, Ca và sắt hơn.
- Ngoài ra, một số loài như vi khuẩn Bacillus còn có khả năng kích thích cơ thể tăng miễn dịch, đề kháng cho cơ thể.

Vai trò của hệ lợi khuẩn trong ruột
Điều gì sẽ xảy ra khi lợi khuẩn suy giảm, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột?
Khi tỷ lệ cân bằng này bị mất cân bằng, dấu hiệu đầu tiên khởi nguồn cho các vấn đề bệnh tật phía đó là rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, ợ hơi, nôn và buồn nôn khi ăn một số thực phẩm lạ, có mùi, táo bón, viêm đại tràng, tiêu chảy… Về tinh thần, trẻ sẽ có cảm giác mệt mỏi, mất tập trung, trầm cảm, lo âu…
Đáng kể hơn, sự mất cân bằng này còn dẫn đến thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh, các hormone được sản xuất chính ở ruột như serotonin, dopamine… Điều này khiến các trạng thái cảm xúc, tinh thần đều bị suy giảm, thậm chí lơ đãng và thể hiện một diện mạo yếu ớt.
Do đó, hàng ngày bạn cần bổ sung những thực phẩm, sữa, sữa chua để tăng số lượng vi khuẩn có lợi trong ruột. Ngoài ra, bổ sung men vi sinh bào tử lợi khuẩn dạng nước, đa chủng, nồng độ cao là một giải pháp an toàn và hiệu quả lâu dài cho cơ thể mà mẹ nên tham khảo.
Xem thêm:
Lợi khuẩn (probiotic) và những lợi ích đáng chú ý
Tỷ lệ vàng của lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột – Báo điện tử VTV