Có nhiều cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân. Hầu hết các mẹ Việt thông thái đều chọn phương pháp tăng cân tự nhiên, an toàn. Bài viết này sẽ giúp các mẹ tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân để đưa ra được những phương pháp tăng cân đúng, hiệu quả.

Cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân đều, chuẩn khoa học
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân có nguy hiểm không?
Trong 1 tuần đầu sau khi sinh, bé có thể bị tụt cân sinh lý và mất khoảng 5-10% cân nặng ban đầu. Thông thường bé sẽ tăng khoảng 1-2kg trong 3 tháng đầu đời. Càng về sau càng tăng cân chậm. Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 bé chỉ tăng khoảng 600g. Những tháng về sau chỉ tăng khoảng 400g mỗi tháng.
Tốc độ tăng cân của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là cơ địa. Mỗi bé có một cơ địa khác nhau và cách tăng cân không giống nhau.
Vì sao trẻ sơ sinh chậm tăng cân?
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân có thể do những nguyên nhân như rối loạn tiêu hóa, dị tật bẩm sinh, sinh non, biếng ăn (ở đây là lười bú mẹ)…
Trẻ sinh non dẫn đến chậm tăng cân
Khi sinh non, nhiều cơ quan trong cơ thể còn yếu, chưa được hoàn thiện. Chính vì điều đó, bé sinh non sẽ không dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ. Các cơ quan trong cơ thể hoạt động ở trạng thái chưa thực sự tốt như những đứa trẻ sinh đủ tháng.
Những trẻ sinh non không chỉ chậm tăng cân mà sức đề kháng cũng rất yếu. Do đó, bé có nguy cơ mắc nhiều bệnh và chậm lớn hơn. Vì thế, cha mẹ cần chuẩn bị thật kĩ các kiến thức cần thiết để hỗ trợ việc chăm sóc trẻ sinh non được hoàn thiện hơn, phát triển theo kịp với những đứa trẻ khác.

Trẻ sinh non dễ bị chậm tăng cân, đề kháng yếu
Trẻ sơ sịnh bị rối loạn tiêu hóa
Trẻ sơ sinh là đối tượng gặp nhiều vấn đề tiêu hóa nhất. Hầu hết trẻ nào cũng một lần trải qua cảm giác khó tiêu, táo bón, biếng ăn… Đây là bệnh tự miễn dịch của hệ tiêu hóa, xảy ra khi không thể dung nạp sữa hoặc không thể hấp thụ gluten, một số loại protein trong ngũ cốc. Ngoài ra, rối loạn tiêu hóa còn do hệ vi khuẩn đường ruột bị hao hụt, mất cân bằng.
Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ sơ sinh thường chậm lớn, còi và kém phát triển trí tuệ. Do đó, cha mẹ cần quan tâm nhiều đến hệ tiêu hóa của con. Bởi hệ tiêu hóa (hay đường ruột) được ví như bộ não thứ 2 của con người. Khi ốm, chúng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe chung của con người.
Trẻ sơ sinh không tăng cân do mắc bệnh bẩm sinh
Những trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch sẽ khiến việc bú mẹ trở nên khó khăn. Lượng sữa mà bé hấp thụ mỗi ngày ít hơn rất nhiều với tiêu chuẩn của một đứa bé bình thường. Điều này cũng khiến cân nặng của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, những trẻ mắc một số bệnh lý khác cũng khiến trẻ không nhận đủ các chất dinh dưỡng dẫn đến thiếu cân.
>>> Thông tin cần thiết mẹ không nên bỏ qua: Giúp trẻ tăng cân nhanh, đều, không ép ăn, không dùng thuốc
Dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh chậm tăng cân
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân thường có những biểu hiện sau mà cha mẹ chú ý để nhận biết và có cách giúp trẻ dễ hấp thụ và tăng cân dễ dàng hơn.
Bé bú ít
Trẻ bú ít có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang chán ăn hoặc cơ thể không dung nạp được sữa. Lâu dần bé sẽ bị sụt cân hoặc không tăng cân. Mẹ cần kiểm tra ngay để biết bé đang gặp vấn dề gì.

Trẻ bú ít sữa cũng là nguyên nhân khiến bé không tăng cân ổn định
Bé khóc nhiều
Bé quấy khóc do nhiều nguyên nhân. Có thể do bé bị táo bón, không tiêu hóa được, đi ngoài khó khăn. Có thể do bé đang đói hoặc bé đau bụng… Đây cũng là một triệu chứng có thể chứng minh là bé đang có vấn đề về tiêu hóa, và có thể khiến bé chậm tăng cân.
Cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân đều đặn
Bổ sung và thay đổi thực đơn mỗi ngày
Khi bé thiếu cân, chậm tăng cân, mẹ có thể bắt đầu tăng cân cho bé bằng những thực phẩm này:
- Sữa
- Chuối chín
- Các loại đậu
- Gừng( sử dụng trong nấu ăn hoặc trà nóng)
- Thịt gà
- Các loại hạt và trái cây sấy khô
- Quả bơ
- Trứng luộc
- Trái đào tươi
Ngoài việc bổ sung thực phẩm thiết yếu giúp đẩy nhanh quá trình tăng trọng lượng cơ thể, mẹ cũng cần thực hiện những các này để hiệu quả tăng cân tốt hơn.
- Cho bé bú mẹ 2 – 3 tiếng 1 lần hoặc bất cứ lúc nào bé có dấu hiệu đói.
- Cho bé dùng thêm sữa bột
- Sử dụng núm vú hỗ trợ cho bú để giúp con nhận được đủ lượng sữa cho quá trình phát triển
- Không sử dụng núm vú giả cho bé ngậm khi bé được 4-6 tuần.
- Giúp bé ngậm vú mẹ một cách chính xác để nguồn sữa vào cơ thể đúng và đủ lượng.
- Massage cho bé mỗi ngày để cơ thể bé được thoải mái, tiêu hóa diễn ra tốt hơn
- Cho bé vận động nhẹ để bé nhanh đói và ăn được nhiều.

Thay đổi thực đơn ăn uống hàng ngày cho bé
>>>>> Mẹ đừng bỏ lỡ bài viết hữu ích này >>>>> Chuyên gia tiết lộ 5 cách tăng cân tự nhiên cho bé
Tăng cường bổ sung bào tử lợi khuẩn
Ngoài những thông tin hữu ích ở trên, cha mẹ cần bổ sung bào tử lợi khuẩn cho bé. Bởi việc tăng cường lợi khuẩn đường ruột giúp hoạt động tiêu hóa trơn tru hơn. Bởi các lợi khuẩn khi đến được hệ vi sinh đường ruột sẽ hoạt động bằng cách ức chế hại khuẩn, tiết nhầy biofilm làm lành vết thương trên niêm mạc ruột, đại tràng.
Hơn nữa, các vi khuẩn có lợi còn tham gia vào quá trình lên men thức ăn, kích thích cơ thể tăng tổng hợp vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B. Nhờ đó, trẻ cảm giác ăn ngon miệng, ăn được nhiều hơn. Bên cạnh đó, các lợi khuẩn cũng kích thích cơ thể tăng sản xuất enzyme tiêu hóa giúp thức ăn được tiêu hóa triệt để thành những chất mà cơ thể dễ hấp thụ nhất.
Chính những lợi ích này của lợi khuẩn giúp trẻ ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt, hạn chế táo bón, biếng ăn. Từ đó, cân nặng của trẻ có thể thay đổi, tăng cân tự nhiên và dễ dàng hơn.

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.