Biếng ăn ở trẻ là vấn đề nan giải, khiến không ít bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng, mệt mỏi. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục tình trạng này thế nào? Cùng Pregmom tham khảo bài viết sau để có những thông tin hữu ích!

Biếng ăn ở trẻ là tình trạng phổ biến nhưng cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan
Biếng ăn ở trẻ là gì? Dấu hiệu trẻ biếng ăn
Biếng ăn ở trẻ được hiểu thế nào?
Biếng ăn (lười ăn) là tình trạng trẻ ăn ít hơn 60% so với nhu cầu của cơ thể. Tình trạng này có thể kéo dài từ 1 tháng. Theo nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, tỷ lệ cha mẹ đưa con đến khám vì biếng ăn chiếm tới 45,9 đến 57.7%. Lười ăn lâu ngày có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ ở trẻ.
Nhận biết trẻ biếng ăn
Trong quá trình nuôi dưỡng, cha mẹ cần chú ý quan sát các biểu hiện thường ngày của bé trong ăn uống. Nếu trẻ xuất hiện 2 trong số các dấu hiệu dưới đây, rất có thể trẻ đang mắc phải chứng biếng ăn:
- Không chịu ăn hết khẩu phần ăn như thường ngày
- Bữa ăn có thể kéo dài trên 30 phút
- Ngậm thức ăn trong miệng quá lâu, không chịu nuốt
- Quấy khóc khi ăn
- Nôn trớ khi ăn
- Không tăng cân trong 3 tháng liên tiếp
Nguyên nhân gây lười ăn ở trẻ
Theo các chuyên gia tiêu hóa, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ lười ăn, trong đó có 2 nhóm nguyên nhân chính là: Lười ăn do sinh lý và lười ăn do bệnh lý.
Lười ăn do sinh lý
Thiếu chất từ khi còn trong bụng mẹ
Trong quá trình mang thai, người mẹ không đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng như canxi, sắt, kẽm, các loại vitamin cần thiết… khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng. Với trường hợp này, phần lớn khi trẻ sinh ra đều gặp phải tình trạng lười ăn trong những tháng đầu đời. Tuy vậy, những trẻ sinh đủ tháng, đủ cân vẫn có thể gặp phải tình trạng lười bú hoặc bỏ bú mẹ.
Thay đổi sinh lý
Khi trẻ bắt đầu biết lật, ngồi, bò, học nói… cũng sẽ gặp phải tình trạng lười ăn sinh lý. Đây là giai đoạn bé mải khám phá các khả năng của cơ thể và luyện tập các kỹ năng mới. Chính vì vậy, khả năng tập trung vào ăn uống của trẻ không cao. Cha mẹ không nên quá lo lắng, vì trẻ sẽ quay lại ăn uống bình thường sau vài ngày hoặc vài tuần.
Biếng ăn do bệnh lý
- Viêm amidan, nấm lưỡi, áp xe lợi hoặc viêm tuyến nước bọt ảnh hưởng lớn đến vấn đề nhai và nuốt của trẻ. Bởi vậy, khi mắc các bệnh lý này, trẻ thường rất ngại nhai, nuốt, dẫn đến chứng chán ăn.
- Roạn tiêu hóa với các triệu chứng như: đầy bụng, đau bụng, chướng hơi, táo bón… do loạn khuẩn đường ruột khiến bé chán ăn, chậm lớn.
- Mắc các bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng đường hô hấp (viêm phổi) hoặc hệ tiêu hóa (viêm dạ dày, viêm ruột,…). Điều này khiến hàm lượng vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, sắt, kẽm, magie,… bị mất đi
- Nhiễm kí sinh trùng như: giun, sán.
Cách khắc phục chứng lười ăn ở trẻ
Với biếng ăn sinh lý
Trong giai đoạn bé đang làm quen, khám phá những khả năng mới của cơ thể, cha mẹ cần chú ý quan sát xem trẻ có đang bị biếng ăn sinh lý hay không. Nếu như trẻ ăn ít hơn bình thường trong vài ngày hoặc vài tuần nhưng vẫn vui chơi bình thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Để giúp bé ăn uống nhiều hơn, mẹ có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Đồng thời, cho trẻ ăn những món mà bé yêu thích, dễ nuốt, dễ tiêu hóa.
Một trong những nguyên tắc trong xử lý trẻ bị biếng ăn sinh lý là cha mẹ không nên ép trẻ ăn quá mức. Điều này có thể khiến bé cảm thấy sợ hãi và chuyển thành biếng ăn tâm lý. Nếu sau 2 đến 3 tuần, tình trạng biếng ăn của trẻ vẫn tiếp diễn. Đồng thời xuất hiện các triệu chứng như sụt cân, không tăng cân, quấy khóc, mệt mỏi… Cha mẹ cần đưa bé đến các cơ sở ý tế để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Trong giai đoạn khám phá khả năng của cơ thể, trẻ có thể gặp tình trạng lười ăn do sinh lý
Với biếng ăn bệnh lý
Biếng ăn do bệnh lý tương đối nguy hiểm. Tình trạng lười ăn, chán ăn kéo dài có thể khiến bé bị thiếu hụt dinh dưỡng, gây mệt mỏi, quấy khóc. Đối với trường hợp này, tốt nhất, phụ nên nên cho trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để hỗ trợ cải thiện tình trạng biếng ăn cho trẻ:
- Đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ. Điều này giúp hỗ trợ phục hồi thể chất và tăng cường sức đề kháng.
- Chế biến và trình bày món ăn hấp dẫn hơn để thu hút sự chú ý của bé
- Tuyệt đối không lạm dụng kháng sinh và các loại thuốc khác. Chỉ dùng khi có sự chỉ định từ bác sĩ.
Bổ sung bào tử lợi khuẩn đường ruột
Ngoài ra, để khắc phục biếng ăn sinh lý và biếng ăn bệnh lý, mẹ không nên bỏ qua cách bổ sung lợi khuẩn đường ruột. Đặc biệt là những lợi khuẩn có khả năng tạo bào tử như lợi khuẩn Bacillus. Bởi những lợi khuẩn này có khả năng vượt qua dịch vị acid dạ dày và đảm bảo số lượng tới ruột. Với số lượng đông đảo được bổ sung hàng ngày, lợi khuẩn dễ dàng ức chế hại khuẩn gây bệnh. Đồng thời, các lợi khuẩn còn giúp chữa lành vết thương trên niêm mạc ruột, kích thích cơ thể tổng hợp vitamin giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt; tăng sản xuất enzyme… Đặc biệt, lợi khuẩn Baicllus còn kích thích các tế bào dưới niêm mạc sản sinh kháng thể IgA. Từ đó tăng cường miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể trẻ.
Xem thêm: Phân biệt biếng ăn sinh lý với biếng ăn bệnh lý ở trẻ – Báo điện tử VTV

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.