Bệnh táo bón ở trẻ em là một trong những căn bệnh nguy hiểm với trẻ nhỏ. Nếu kéo dài, bệnh còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mà mẹ không ngờ tới. Đừng chủ quan khi con táo bón!

Bệnh táo bón ở trẻ em có nguy hiểm không?
Bệnh táo bón ở trẻ em có nguy hiểm không?
Bệnh táo bón ở trẻ em thường xảy ra khi trẻ bắt đầu ăn dặm và dùng sữa công thức. Táo bón ở trẻ kéo dài không được xử lý sẽ khiến trẻ gặp nguy hiểm. Một số nguy hiểm mà trẻ nhất định sẽ phải trải qua khi bị táo bón mà mẹ nên thuộc lòng dưới đây.
Táo bón lâu ngày dẫn đến nứt kẽ hậu môn
Đa số những đứa trẻ bị táo bón thường sợ đi tiểu. Chúng thường nhịn đi cầu vì việc đi cầu quá khó, rặn mạnh sẽ khiến chúng đau và khó chịu. Khi trẻ không đi cầu được, phân bị giữ lại lâu trong ruột, nước và chất khoáng lại đi vào máu. Điều này khiến phân ngày một khô cứng và rắn khiến hậu môn co thắt không thể đẩy phân ra ngoài. Khi bé cố để rặn những phân vẫn không được đẩy ra khiến kẽ hậu môn bị nứt. Nhiều trường hợp còn chảy máu.
Táo bón gây suy giảm sức đề kháng ở trẻ
Phân và các chất cặn bã không được đẩy ra ngoài, ứ đọng lâu trong trực tràng lâu ngày khiến cho các chất độc hấp thụ ngược lại vào cơ thể. Khi các chất độc lưu lại lâu trong ruột sẽ khiến lượng hại khuẩn tăng lên, lượng hại khuẩn giảm dần đi. Khi cơ thể thiếu đi lượng vi khuẩn có ích, cơ thể mất cân bằng vi sinh dẫn đến rối loạn tiêu hóa, giảm sức đề kháng.
Lúc này, bạn cần bổ sung ngay lợi khuẩn cho cơ thể để bù đắp lại số lượng lợi khuẩn đã mất. Khi số lượng lợi khuẩn trong ruột tăng lên, được phục hồi thì các vấn đề tiêu hóa, táo bón đều được cải thiện.

Trẻ em suy giảm sức đề kháng do bệnh táo bón
Táo bón lâu ngày gây biếng ăn
Trẻ bị táo bón nghĩa là phân bị vón cục và cứng. Nhu động ruột co bóp nhưng không thể đẩy được phân ra ngoài. Cứ thế, phân bị tích tụ lại trong đại tràng gây chướng bụng, đầy hơi. Và khiến trẻ ăn không ngon miệng, chán ăn và khó tiêu. Khi tình trạng này kéo dài, trẻ hấp thụ thức ăn kém và nguy cơ cao là suy dinh dưỡng.
Bệnh táo bón ở trẻ gây viêm, tắc ruột
Táo bón lâu ngày khiến phân và các chất cặn bã tích tụ nhiều trong ruột làm tắc ruột. Tắc ruột khiến bé càng không thể đi vệ sinh được, có cảm giác buồn nôn và nôn ói liên tục. Nếu không được phát hiện sớm và đưa đến bệnh viện kịp thời, trẻ rất dễ bị thủng ruột, viêm ruột.
Bệnh táo bón có thể khiến trẻ bị ung thư hậu môn
Phân của trẻ bị táo bón rất khô và cứng. Khi trẻ cố rặn khiến cho khối phân cứng chà sát mạnh lên thành ruột gây nhiều vết trầy. Dần dần, các vết trầy viêm loét do hại khuẩn gây tổn thương. Trong phân của trẻ bị táo bón có độc tố và chất gây ung thư tích tụ. Đây chính là nguyên nhân gây lên ung thư hậu môn – trực tràng.

Táo bón có thể khiến trẻ bị ung thư hậu môn nếu không xử lý kịp thời
Bé chậm phát triển về trí tuệ và thể chất
Bé không ăn được, không tiêu hóa được nên cơ thể sẽ mệt mỏi, khói chịu. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới thể chất của bé. Bé không đủ dinh dưỡng để phát triển về chiều cao, cân nặng mà ngược lại còn bị chậm lớn, suy dinh dưỡng. Khi thể chất không phát triển tốt, trí tuệ của bé cũng bị ảnh hưởng. Bé kém thông minh, kém nhanh nhạy hơn những đứa trẻ bình thường.
Xem thêm: Biến chứng nguy hiểm của táo bón với trẻ nhỏ – Báo sức khỏe đời sống
Sai lầm “vĩnh cửu” của mẹ khiến con táo bón mãi không dứt
Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con, hầu hết các mẹ đều mắc một vài sai lầm. Thế nhưng, những sai lầm này cứ lặp đi lặp lại mà không được sửa chữa. Càng ngày càng khiến một số vấn đề sức khỏe của con khó cải thiện. Dưới đây là một số sai lầm “vĩnh cửu” của nhiều mẹ khiến táo bón ở trẻ mãi không dứt.
Chọn sai sản phẩm cải thiện tiêu hóa cho con
Hiện nay có rất nhiều thực phẩm bổ sung chất xơ. Các loại men vi sinh cải thiện táo bón được các mẹ lựa chọn. Tuy nhiên, không phải men vi sinh nào cũng giúp giảm táo bón hiệu quả. Hơn nữa, nguyên nhân chính gây ra táo bón ở trẻ không phải vì thiếu chất xơ. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón nhưng chủ yếu là do thiếu hụt lợi khuẩn.
Và không phải men vi sinh chứa chủng lợi khuẩn nào cũng có hiệu quả khắc phục táo bón. Rất nhiều trẻ ăn nhiều chất xơ, uống men vi sinh rồi vẫn bị táo. Thậm chí, khi bổ sung quá nhiều chất xơ trong khi cơ thể bé đã có đủ còn làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Chính vì vậy, mẹ cần lựa chọn những sản phẩm men vi sinh bào tử lợi khuẩn chứa các chủng Bacillus sẽ tốt cho sức khỏe tiêu hóa của trẻ hơn.

Sai lầm của mẹ là chọn sai sản phẩm cải thiện táo bón cho con
Không tuân thủ liệu trình, hướng dẫn sử dụng
Nhiều mẹ cho bé dùng sản phẩm men vi sinh chưa đủ liệu trình đã dừng vì thấy con đỡ táo bón hơn. Khác với cảm cúm, ho, sổ mũi,… khi các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus,…) bị loại trừ thì cũng là lúc trẻ tạm được coi là khỏi bệnh. Nhưng với những bệnh như táo bón, viêm đại tràng, viêm mũi… lại khác. Theo các chuyên gia tiêu hóa, dùng thuốc hay thực phẩm chức năng, men vi sinh cần thời gian, có thể kéo dài hàng năm. Thường là 6-12 tháng hoặc ít nhất 2 tháng sau khi đã đạt được mục tiêu kết quả khả quan.
Chính vì vậy, cha mẹ cần tuân thủ các liệu trình, hướng dẫn sử dụng để đạt hiệu quả tối đa. Nếu bỏ giữa chừng hoặc sử dụng sản phẩm không đúng cách có thể ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý táo bón cho trẻ.

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.