Bé kém hấp thu dẫn đến tình trạng bé ăn nhiều mà vẫn không tăng cân. Các mẹ cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm sổ tay kiến thức giúp trẻ tăng cân đều đặn.

Bé kém hấp thu sẽ bị sụt cân, mệt mỏi, uể oải, kém linh hoạt
Thế nào là tình trạng “Bé kém hấp thu”?
Kém hấp thu là một hội chứng thường gặp ở trẻ em, hiện tượng này xảy ra khi các chất dinh dưỡng không được hấp thu tốt trong quá trình tiêu hóa dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng cần cho sự phát triển của trẻ.
Nguyên nhân khiến trẻ kém hấp thu
Để giải quyết vấn đề bé kém hấp thu, các mẹ cần nắm được nguyên nhân để dễ dàng tìm ra cách giải quyết vấn đề kém hấp thu ở trẻ, dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản nhất:
- Chế độ ăn uống không phù hợp như: nhiều mẹ cho bé ăn dặm quá sớm.
- Chế độ ăn không cân bằng giữa 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, protein, chất béo và đường
- Rối loạn tiêu hóa: do trẻ ăn thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm. Thức ăn bị ôi thiu do nhiễm khuẩn, chứa các hóa chất độc hại.
- Một số bệnh lý miễn dịch gây tổn thương niêm mạc ruột như bệnh viêm ruột Crohn, bệnh xơ nang.
- Trẻ bị phẫu thuật cắt đoạn ruột hoặc điều trị bệnh bằng tia xạ cũng có thể bị hội chứng kém hấp thu.
- Sử dụng kháng sinh hoặc một số loại thuốc chữa bệnh gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột.
-
Thiếu enzym: cơ thể trẻ thiếu đi một số enzyme tiêu hóa cần thiết giúp tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn. Do đó, chất dinh dưỡng không thể hấp thu vào máu dẫn đến kém hấp thu.

Sử dụng kháng sinh làm rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột
Triệu chứng kém hấp thu của trẻ
Các triệu chứng của hội chứng kém hấp thu gồm:
- Tre biếng ăn, chậm tăng cân hoặc suy dinh dưỡng.
- Trẻ bị đi ngoài phân lỏng, nhiều nước hoặc đi ngoài phân sống, mùi tanh.
- Trẻ thỉnh thoảng hoặc thường xuyên bị đau bụng, đầy bụng và sôi bụng.
- Trẻ bỗng sụt cân, mệt mỏi, uể oải, kém linh hoạt.
- Trẻ có thể có các biểu hiện thiếu vi chất như: Niêm mạc mắt nhợt nhạt do thiếu máu thiếu sắt; có thể phù ở chân do thiếu B1; đau cơ, chuột rút do thiếu canxi, v.v…
- Những trường hợp kém hấp thu nặng hoặc kéo dài trẻ có thể phù do giảm protein máu, da khô…
Meo giúp bé ăn ngon tăng cân an toàn, hiệu quả
Trước khi đi đến kết luận bé kém hấp thu, các mẹ cần quan sát những biểu hiện cụ thể của bé. Nhiều trẻ đang mọc răng, đau lợi hay loạn khuẩn đường ruột cũng khiến bé ăn không ngon, khó hấp thu dinh dưỡng. Khi mẹ nhận thấy các biểu hiện lạ, không thể xử lý, hãy đưa bé đi khám để điều trị tốt nhất.
Chế độ ăn uống đúng – đủ
Chế biến thức ăn đủ chất, phù hợp với lứa tuổi và khẩu vị của trẻ. Cho trẻ ăn với lượng vừa đủ, không ép ăn quá nhiều khiến trẻ sợ ăn, biếng ăn. Thành phần bữa ăn trong ngày cần đủ 4 nhóm thực phẩm.

4 nhóm thực phẩm trong bữa ăn của trẻ
Đối với trẻ ở độ tuổi ăn dặm
Khi mẹ cho trẻ bắt đầu một loại thức ăn mới thì nên cho trẻ làm quen dần dần. Từ một lượng ít rồi tăng dần. Nếu trẻ không hợp tác và một mực từ chối thức ăn đó. Mẹ nên dừng nấu món đó và thử món khác. Phải thật kiên nhẫn với trẻ nhỏ trong giờ ăn.
Đối với trẻ đã và đang dùng kháng sinh
Sau một đợt điều trị kháng sinh, mẹ cần bổ sung lợi khuẩn, nhất là những lợi khuẩn có thể tạo bào tử như lợi khuẩn Bacillus. Chọn những loại men vi sinh có thành phần là bào tử lợi khuẩn để hỗ trợ bé. Tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần cho trẻ trên 2 tuổi. Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên cùng bé vận động thể thao, hoạt động ngoài trời để tăng khả năng hấp thu, miễn dịch.
Bổ sung bào tử lợi khuẩn Pregmom
Bổ sung bào tử lợi khuẩn hàng ngày sẽ củng cố được hàng rào miễn dịch, tăng đề kháng giúp bé phòng chống được nhiều bệnh. Theo Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội, TS.BS Nguyễn Thị Quỹ “Bổ sung vi khuẩn có lợi giúp cơ thể hấp thu thức ăn, chuyển hóa thức ăn và bảo vệ thành niêm mạc ruột. Bởi ⅔ hệ miễn dịch nằm trong đường tiêu hóa. Khi bé ăn tốt, tiêu hóa khỏe thì hệ miễn dịch cũng khỏe lên”.
Bào tử lợi khuẩn Pregmom cung cấp trên 3 tỷ bào tử lợi khuẩn Bacillus. Thành phần tinh khiết 100%, an toàn cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú. Các lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích thích sản xuất enzyme, tổng hợp vitamin nhóm B. Nhờ đó trẻ có cảm giác ăn ngon miệng, ăn nhiều và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời, lợi khuẩn Bacillus còn giúp cơ thể tăng miễn dịch và ức chế vi khuẩn cùng cơ chế làm lành vết thương cực hiệu quả.
20 SUẤT TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ TỔ CHUYÊN GIA
Bé nhà bạn đang gặp vấn đề táo bón, biếng ăn, tiêu chảy với các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân khô vón cục, quấy khóc, phun thức ăn... Hãy cho chuyên gia biết tình trạng hiện tại của con bạn để được hỗ trợ kịp thời!

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
& Đội ngũ các chuyên gia hàng đầu
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.