Làm thế nào để bé ăn ngon, bố mẹ không còn phải “la mắng” hay “thúc ép” trong bữa ăn luôn là thắc mắc của rất nhiều cha mẹ. Vậy làm cách nào để giúp bé ăn ngon mà không cần sử dụng thuốc hay phải la mắng, dỗ dành, bố mẹ hãy cùng tham khảo bài viết sau.

Bé ăn ngon lành nhờ 4 bí quyết cực kỳ đơn giản
Nguyên nhân nào khiến trẻ biếng ăn
Để giúp bé ăn ngon, hết chán ăn, cha mẹ cần tìm được nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Trong quá trình phát triển, trẻ rất dễ bị mắc phải chứng biếng ăn, chán ăn. Do đó, cha mẹ hãy chú ý và theo dõi những hành động của con để tìm ra nguyên nhân.
Việc trẻ chán ăn có thể xuất phát từ tâm lý sợ ăn của trẻ. Một nguyên nhân khác đó là trẻ đang mắc phải bệnh lý đường tiêu hóa khiến trẻ bị giảm nhu cầu ăn uống. Các nguyên nhân thường gặp như sau:
Trẻ bị biếng ăn từ tâm lý
Đây là yếu tố quan trọng trong việc ăn uống của trẻ. Các bậc phụ huynh thường xuyên bắt ép trẻ ăn nhiều, ăn hết khẩu phần ngay cả khi trẻ đã no. Điều này dễ dẫn đến tâm lý sợ hãi, áp lực và muốn chống đối lại bữa ăn.
Cách cho trẻ ăn chưa đúng
Thực đơn dành cho trẻ luôn phải đảm bảo nguồn dinh dưỡng. Ngoài ra, khi chế biến cần nêm nếm cho phù hợp khẩu vị của trẻ.
Mắc bệnh sinh lý
Ở một số thời điểm phát triển, trẻ thường cảm thấy chán ăn. Cụ thể như các giai đoạn như khi trẻ biết lẫy, biết bò, ngồi, đứng, đi,… Sau giai đoạn này, trẻ sẽ bình thường trở lại và ăn uống ngon lành. Khi gặp bệnh, bé thường sẽ bị mệt mỏi, khó chịu và ăn không ngon miệng. Việc sử dụng thuốc kháng sinh hay thuốc chữa bệnh có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Rối loạn tiêu hóa
Trẻ còn nhỏ nên hệ tiêu hóa thường chưa phát triển toàn diện. Chính vì vậy, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa với những biểu hiện như nôn trớ, đau bụng, tiêu chảy,… Trẻ sẽ giảm cảm giác muốn ăn và gặp phải vấn đề khi tiêu hóa thức ăn.
Thiếu hụt nguồn dinh dưỡng
Vitamin, kẽm, khoáng chất,… có vai trò quan trọng trong hấp thụ thức ăn, chuyển hóa thành năng lượng cơ thể. Vì vậy, nếu bị thiếu các chất này, trẻ sẽ ăn không ngon, hay thức đêm và quấy khóc.
Tham khảo thêm: 5 sai lầm nghiêm trọng của mẹ khiến trẻ biếng ăn chậm lớn
Bí quyết giúp bé ăn ngon miệng
Nếu bé biếng ăn kèm theo những triệu chứng lạ như: quấy khóc, nôn, trớ,… kéo dài, bố mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám. Ngoài ra, bố mẹ có thể tham khảo 4 bí quyết sau giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Cân bằng chế độ dinh dưỡng
Trong quá trình chăm trẻ, bố mẹ cần nắm được cách cân bằng chế độ dinh dưỡng. Không nên “thiên vị” với một món ăn nào chỉ vì món đó nhiều chất.
- Các món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng theo 4 nhóm: tinh bột, chất đạm, chất béo và rau xanh.
- Chế biến món ăn ít muối, mì chính nhưng vẫn phù hợp với khẩu vị của trẻ.
- Sáng tạo trong bước trang trí món ăn cho trẻ. Thay vì những dĩa thức ăn bình thường, hãy trang trí thành những hình thù bắt mắt, thu hút sự chú ý của trẻ.
- Cho trẻ ăn theo nhu cầu, không ép trẻ ăn quá nhiều và thời gian quá lâu.

4 nhóm chất dinh dưỡng dành cho bé
Những nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe của bé
Để bé ăn ngon miệng hơn, cha mẹ hãy cho bé ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Phụ huynh nên tìm hiểu rõ để biết được loại thực phẩm nào là tốt cho bé. Đồng thời, hãy lưu ý việc trẻ thiếu các vi chất như sắt, kẽm, lysine… cũng là nguyên nhân gây biếng ăn.
- Ngũ cốc nguyên cám cung cấp năng lượng cho sự vận động của con trẻ. Trong các loại tinh bột từ gạo, lúa mì, ngũ cốc,… còn chứa các vitamin nhóm B rất tốt cho hệ tim mạch, tăng cường miễn dịch.
- Cung cấp vitamin C và chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: cung cấp cho bé canxi, vitamin D và protein. Điều này thích hợp cho sự phát triển của xương, răng, cơ bắp, thần kinh.
- Omega 3 có trong cá hồi, cá ngừ. Đây là acid béo cần thiết cho sự phát triển mô não, tim và trí tuệ
Thực hiện chế độ 3 không trong mỗi bữa ăn
Chế độ 3 không không còn quá xa lạ đối với các mẹ. Đó chính là: không ăn vặt trước giờ cơm – không chiều hư trẻ – không dọa nạt trẻ. Cụ thể:
- Không ăn vặt: Bữa ăn vặt gần bữa chính sẽ khiến trẻ đầy bụng và chán ăn. Phụ huynh hạn chế cho trẻ ăn vặt. Các bữa ăn vặt, mẹ nên cho bé ăn hoa quả hoặc sữa, sữa chua,…
- Không chiều hư: Trong bữa ăn không nên để trẻ chơi đùa, sử dụng điện thoại, xem tivi hay vừa đi vừa ăn. Đây là nguyên nhân khiến trẻ mất tập trung trong giờ ăn, ăn không có cảm giác ngon.
- Không dọa nạt trẻ: Không nên để con cảm thấy áp lực khi đến giờ ăn. Hãy trò chuyện và khuyến khích con trẻ để con được ăn uống thoải mái.

Không nên la mắng, tạo áp lực cho trẻ trong bữa ăn
Bổ sung lợi khuẩn vào đường ruột cho trẻ
Vi khuẩn có lợi trong đường ruột chiếm đến 85% tổng lượng vi sinh vật tồn tại trong đó. Chúng đem đến nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều loại vi khuẩn có lợi như: Lactobacillus, Bifidobacteria, Bacillus… Tuy nhiên, các lợi khuẩn Lactobacillus, Bifidobacteria không có khả năng tạo bào tử. Lợi khuẩn này dễ chết khi gặp acid dạ dày, nhiệt độ cao. Do đó, khi tới ruột không đủ số lượng để có tác dụng nhanh, hiệu quả. Vi khuẩn Bacillus có khả năng tạo bào tử. Do đó, các bào tử lợi khuẩn dễ dàng vượt acid dạ dày, tới ruột với số lượng lớn và phát huy tác dụng
Trẻ hấp thu dinh dưỡng/tiêu hóa kém có nguyên nhân do thiếu hụt lợi khuẩn. Khi được bổ sung một lượng vừa đủ vào hệ vi sinh đường ruột. Lợi khuẩn sẽ tổng hợp và làm tăng nồng độ enzyme. Từ đó giúp việc tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời, lợi khuẩn cũng tổng hợp ra nhiều vitamin, đặc biệt các vitamin nhóm B, giúp tăng cường cảm giác ngon miệng.
Xem thêm: Giúp bé ăn ngon miệng theo 3 bước đơn giản mà mẹ ít biết