Bà bầu bị táo bón nặng phải làm sao để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Các mẹ hãy đừng bỏ qua bài viết dưới đây để có những thông tin cần thiết nhé.

Khi bà bầu bị táo bón nặng phải làm sao đây?
Những điều mẹ cần biết về chứng táo bón thai kỳ?
Có rất nhiều mẹ đang thắc mắc vấn đề: bà bầu bị táo bón nặng phải làm sao? Chính vì vậy, để tìm cho mình cách giải quyết tốt nhất, đầu tiên các mẹ cần làm rõ được các triệu chứng của táo bón. Điều này giúp tránh gây nhầm lẫn với những triệu chứng của bệnh khác.
Triệu chứng táo bón nặng khi mang thai
Nếu các triệu chứng dưới đây xảy ra liên tục với các mẹ thì rất có thể mẹ bầu đã bị táo bón:
- Sau 4 ngày chưa đi ngoài, hoặc đi ngoài số lượng ít hơn 2 lần mỗi tuần.
- Đau và hơi cứng ở vùng bụng dưới rốn.
- Đầy bụng, khó đi ngoài kèm theo triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
- Phân cứng, rắn, khô và có kích thước lớn.
- Phân kích thước lớn nên dễ bị rách hậu môn. Vì vậy dễ xảy ra hiện tượng táo bón có lẫn máu.
- Đi ngoài khó, đi xong vẫn còn cảm giác phân đọng lại ở trực tràng.
- Có thể bị sốt nhẹ.
- Xuất hiện triệu chứng chán ăn, ăn không ngon miệng.
Nguyên nhân nào dẫn đến táo bón nặng khi mang thai
Triệu chứng táo bón xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Chính vì vậy, để tìm ra lời giải đáp cho thắc mắc bà bầu bị táo bón nặng phải làm sao, chúng ta cần tìm ra “thủ phạm” dẫn đến chứng táo bón nặng trong thai kỳ.
Chế độ ăn uống bị thay đổi trong lúc mang thai
Khi mang bầu, phụ nữ hay bị ốm nghén, hoặc thèm – ghét ăn các món đặc biệt. Lúc này, khẩu vị ăn uống có phần thay đổi. Đồng thời, nhiều mẹ bị mệt mỏi sẽ sinh ra chế độ ăn không hợp lý. Chế độ ăn thiếu chất xơ cùng với thói quen lười uống nước là nguyên nhân khiến rất nhiều mẹ bầu bị táo bón nặng trong thai kỳ.
Rối loạn nội tiết tố trong thai kỳ
Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có sự thay đổi của hormone progesterone. Vì thế mà nhiều mẹ bầu cảm thấy uể oải và mệt mỏi. Bên cạnh đó, yếu tố này còn làm giãn cơ trơn của ruột, khiến việc vận chuyển chậm hơn so với hoạt động thông thường của hệ tiêu hóa.
Chứng ốm nghén thai kỳ
Rất nhiều mẹ chịu sự ảnh hưởng của chứng ốm nghén thai kỳ. Vì vậy, đây là nguyên nhân khách quan và là một trong các “thủ phạm” hàng đầu khiến mẹ bầu cảm thấy chán ăn, biếng ăn. Nhiều mẹ không ăn được các thực phẩm chứa chất xơ như rau xanh, dẫn đến táo bón.

Ốm nghén khi mang thai có thể gây táo bón
Vận động hạn chế
Các mẹ thường lo lắng việc vận động mạnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy nhiều mẹ đã cho việc vận động được vào “danh sách hạn chế”. Mặt khác, trong suốt 40 tuần thai kỳ, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ 3 (thời kỳ nhạy cảm khi mang bầu) khiến nhiều mẹ nảy sinh tâm lý ngại vận động và di chuyển.
Bên cạnh đó, có nhiều mẹ bầu có nguyên do là thai nhi yếu, được bác sĩ chỉ định nằm một chỗ. Cơ thể không được vận động cũng là yếu tố gây ra tình trạng táo bón.
Sử dụng các loại thuốc bổ dễ gây táo bón
Trong thai kỳ, mẹ bầu khuyên được bổ sung rất nhiều chất cho cả mẹ và bé. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng ít nhiều tới việc đi ngoài của các mẹ.
Cụ thể, viên sắt và canxi được xem là tên “thủ phạm” “ném đá dấu tay” khiến các mẹ đối mặt với nguy cơ cao bị táo bón. Việc thiếu hoặc thừa những khoáng chất này đều gây nguy hại cho cơ thể. Nếu thiếu sắt sẽ làm giảm trương lực ruột, dẫn đến tình trạng táo bón. Ngược lại, lượng sắt được bổ sung quá liều cũng khiến cơ thể bị mất nước, vô tình dẫn đến chứng táo bón.
Sự phát triển từng ngày của thai nhi
Từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi, thai nhi sẽ phát triển rất nhanh cả về kích thước và trọng lượng. Đặc biệt hơn là những tháng cuối của thai kỳ. Khi thai nhi lớn lên sẽ gây áp lực lên vùng khung xương chậu, đồng thời các cơ sàn cũng bị giãn, các bộ phận khác của hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng sẽ khiến nhiều mẹ bị chứng táo bón thai kỳ.
Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tránh táo bón ĐÁNG QUAN TÂM
Hậu quả của chứng táo bón nặng của bà bầu
Bà bầu bị chứng táo bón nặng sẽ phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Cụ thể như:
- Bệnh trĩ: Có thể nói, táo bón là “kẻ châm ngòi” cho bệnh trĩ phát triển. Chúng luôn có mối quan hệ với nhau. Tình trạng táo bón nặng có thể sẽ dẫn đến nguy cơ bị bệnh trĩ, bởi các tĩnh mạch xung quanh trực tràng và hậu môn bị giãn hoặc sưng lên.
- Phân to, cứng gây nứt kẽ hậu môn: Chứng táo bón nặng xuất hiện với lượng phân lớn và cứng, điều này dễ dẫn đến tình trạng rách hoặc nứt kẽ hậu môn. Điều đó khiến phân thường kèm theo máu tươi và sự đau đớn của các mẹ sau khi đi ngoài.
- Hiện tượng sinh non hoặc sảy thai: Đây là một trong những hậu quả nguy hiểm của chứng táo bón nặng. Chứng táo bón còn khiến thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng trong bào thai. Hoặc hiện tượng sảy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên hoặc sinh non ở tam cá nguyệt cuối cùng (3 tháng cuối thai kỳ).
Bà bầu bị táo bón nặng phải làm sao?
Tình trạng táo bón không nên để lâu dài. Vì vậy, vấn đề bà bầu bị táo bón nặng phải làm sao? Dưới đây là một số gợi ý dành cho các mẹ:
- Thêm vào chế độ ăn uống nhiều chất xơ. Chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng giữa các thực phẩm. Đặc biệt ưu tiên các thực phẩm như rau xanh và trái cây tươi. Bên cạnh đó các loại hạt ngũ cốc sẽ giúp mẹ bầu nhanh chóng thoát khỏi chứng táo bón nặng.

Bà bầu nên có chế độ ăn uống cân bằng để giảm táo bón
- Uống đủ nước mỗi ngày: Nước rất tốt với cơ thể, giúp mẹ bầu đi ngoài tốt hơn. Mẹ bầu hãy uống từ 8- 10 ly nước (tương đương với 2 lít nước) mỗi ngày để đẩy lùi chứng táo bón nặng ở thai kỳ.
- Bên cạnh đó, các mẹ có thể tham khảo thêm cách bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột. Các lợi khuẩn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Lợi khuẩn trong men vi sinh giúp làm mềm phân và tạo điều kiện để phân di chuyển một cách dễ dàng hơn. Giúp mẹ bầu khắc phục táo bón hiệu quả.
- Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc bổ: sắt và canxi là nguyên nhân gián tiếp gây nên chứng táo bón thai kỳ. Do vậy, mẹ nên giảm liều lượng hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ để thay đổi loại thuốc khác.