Bà bầu bị táo bón có nên rặn hay không? Rặn có bị sảy thai không?… Hàng trăm câu hỏi băn khoăn của các mẹ bị táo bón trong lúc mang thai. Vậy sự thật là bà bầu có nên rặn khi bị táo bón không? Và làm sao để khắc phục táo bón một cách an toàn cho mẹ bầu?

Bà bầu bị táo bón có nên rặn để cảm thấy thoải mái hơn hay không?
Táo bón khi mang thai nguy hiểm thế nào?
Khi mang thai bị táo bón, mẹ bầu sẽ cảm thấy khó chịu, đau nhức. Bên cạnh đó, bà bầu bị táo bón có thể dẫn đến đi ngoài ra máu, trĩ và nứt kẽ hậu môn. Ngoài ra, nếu táo bón kéo dài không được xử lý, mẹ bầu có thể chán ăn, ăn cầm chừng. Việc này khiến thai nhi bị thiếu chất, suy dinh dưỡng. Lâu dần khiến khả năng sinh thường khó khăn, sinh non hoặc dễ sảy thai.
Chính vì vậy, bà bầu bị táo bón cần tới gặp bác sĩ để có lời khuyên bổ ích và cách khắc phục phù hợp. Tránh việc tự ý điều trị, dùng thuốc hay áp dụng bất kì phương pháp dân gian nào. Bởi sự vô ý của mẹ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí tính mạng thai nhi.
Khi mang thai bị táo bón có nên rặn không?
Việc rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài trong trường hợp bị táo bón khi mang bầu rất dễ khiến co tử cung. Khi các cơn co tử cung được kích thích thông qua việc rặn mạnh sẽ khiến nguy cơ sảy thai cao hơn bình thường. Vậy bà bầu bị tóa bón có nên rặn không? Câu trả lời là không nên. Để giúp mẹ bầu thoải mái hơn, đi cầu dễ dàng mà không gây ảnh hưởng tới thai nhi, mẹ cần được tư vấn bởi bác sĩ.
Lời khuyên từ chuyên gia về cách chữa táo bón khi mang thai
Quá trình mang thai cần sự quan tâm đặc biệt. Do đó, khi cơ thể có bất cứ một thay đổi nhỏ nào hay sự khó chịu, mẹ cần đến lời khuyên của bác sĩ, chuyên gia nhiều hơn. Nếu mẹ bị táo bón khi mang thai, đừng quá lo lắng, hãy tuân thủ theo những lời khuyên này từ bác sĩ.
- Ngồi nhà vệ sinh cùng một cuốn sách hoặc tạp chí. Nói không với điện thoại.
- Luôn có một chiếc ghế kê chân cho mẹ bầu khi ngồi toilet.
- Khi có tín hiệu đi vệ sinh mẹ bầu cần đi ngay, không nên nhịn hay cố làm việc khác và bỏ quên.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng bất kì loại thuốc nào. Thuốc thụt có thể giúp mẹ đi cầu dễ dàng và thoải mái hơn nhưng chỉ khi bác sĩ chỉ định mới được dùng.

Lời khuyên từ chuyên gia về cách chữa táo bón cho bà bầu
Sử dụng trà hỗ trợ tiêu hóa và trẻ hóa da
Một số loại trà như trà hoa cúc, trà hoa hồng, bồ công anh… vừa có tác dụng phòng ngừa táo bón, vừa có lợi cho làn da của phụ nữ mang thai.
- Trà bồ công anh: Có tác dụng kích thích gan tiết mật, thải độc tốt và quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh chóng. Hơn nữa, trà cung cấp nước cho ruột bài tiết, tăng khối lượng cho phân.
- Trà hoa cúc: Trà hoa cúc có thể uống hàng ngày giúp thư giãn, thanh lọc cơ thể tốt giúp làm đẹp và kích thích tiêu hóa hiệu quả. Mẹ bầu có thể uống trà hoa cúc vào mỗi buổi sáng và sau bữa ăn. Hơn nữa, uống trước khi đi ngủ cũng rất tốt cho việc cải thiện chứng táo bón.
Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng
Phụ nữ mang thai thường ít vận động. Bởi sự an toàn và phát triển của thai nhi. Do đó, hầu hết các bà bầu đều ngồi, nằm một chỗ và ít di chuyển hoặc di chuyển rất chậm chạp. Một số bài tập vận động nhẹ như động tác tay chân yoga, thiền, hít thở sâu…
Bổ sung men vi sinh cho đường ruột
Probiotic là một loại men vi sinh cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột. Các lợi khuẩn này giúp quá trình hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, giúp tăng kích thước phân, giảm thời gian vận chuyển phân… Đặc biệt, probiotics có thành phần là bào tử lợi khuẩn Bacillus có khả năng vượt qua acid dạ dày, đến ruột với số lượng gần như tuyệt đối. Hơn nữa, các bào tử lợi khuẩn này còn giúp kích thích cơ thể tiết kháng thể IgA, tăng cường sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể.
Trên đây là những thông tin hữu ích về bà bầu bị táo bón có nên rặn mà các chị em mang thai nên tham khảo. Hy vọng những thông tin có thể giúp mẹ bầu an tâm hơn trong quá trình nuôi dưỡng thai nhi.
Xem thêm: Táo bón khi mang thai có nguy hiểm không? 5 cách xử lý hiệu quả

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.