Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt không? Với những phụ nữ đang mang thai, việc sử dụng bất kì biện pháp xử lý bệnh nào cũng cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ, những người có chuyên môn trước. Bởi điều này đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt không?
Nỗi ám ảnh mang tên TÁO BÓN KHI MANG THAI
Táo bón là một căn bệnh gây nhiều bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt. Theo thống kê, có đến 50% phụ nữ mang thai mắc táo bón. Điều này khiến bà bầu mệt mỏi và ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Đặc biệt, nếu táo bón không được xử lý sớm và đúng cách, có thể dẫn đến những nguy hại trong quá trình sinh, thậm chí là sảy thai.
Phụ nữ mang thai mắc táo bón do sự thay đổi của hormone khiến nhu động hoạt động kém hiệu quả. Hơn nữa, thai nhi ngày một phát triển gây áp lực lên xương chậu khiến tình trạng táo bón khó thuyên giảm. Chính vì vậy, khi mang thai, phụ nữ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và vận động để hạn chế táo bón.
Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt hậu môn không?
Thuốc thụt hậu môn là một trong những loại thuốc giúp cải thiện táo bón. Thuốc này được bơm sâu vào trong đại tràng, qua hậu môn. Nhờ đó giúp kích thích nhu động ruột hoạt động, co bóp đẩy phân ra ngoài. Hậu môn được bôi trơn nên phân được đẩy ra dễ dàng hơn, tránh gây rát, nứt. Với những trường hợp táo nặng, thuốc thụt là biện pháp tốt. Tuy nhiên, khi mang thai dùng thuốc thụt cần có sự chỉ định từ bác sĩ. Nếu không không nên dùng. Bởi trong thuốc thụt có một vài chất nguy hiểm cho thai nhi.
Quan trọng hơn, việc sử dụng thuốc thụt hậu môn trong 3 tháng đầu làm tăng nguy cơ sảy thai. Với phụ mang bầu 3 tháng cuối bị táo bón và sử dụng thuốc thụt có thể gây chuyển dạ sớm. Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt không? Câu trả lời là không nên vì chúng rất không an toàn. Vậy làm sao để bà bầu cải thiện táo bón?

Có nên dùng thuốc thụt hậu môn khi bị táo bón trong lúc mang thai?
Biện pháp giúp phụ nữ mang thai khắc phục táo bón
Để cải thiện táo bón ở bà bầu và tránh phải dùng đến biện pháp thụt, mẹ bầu cần thực hiện một số điều cực khoa học, an toàn và mang nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe dưới đây.
Luôn vận động cơ thể 30 phút mỗi ngày
Khi mang thai, cơ thể có nhiều thay đổi, nội tiết tốt thay đổi. Điều này dẫn đến năng lượng của mẹ bầu không có nhiều. Do đó, bà bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, ngại đi lại và vận động. Chủ yếu họ sẽ ngồi một chỗ hoặc di chuyển hết sức nhẹ nhàng và chậm chạp. Tuy nhiên, thể dục thể thao là một biện pháp giúp tăng đề kháng và giảm cảm giác mệt mỏi. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai nên vận động mỗi ngày 30 phút.
Một số động tác yoga nhẹ nhàng cho tay, chân để tăng hoạt động của hệ tiêu hóa, nhu động ruột. Điều này giúp bà bầu khỏe mạnh hơn, tránh táo bón và thai nhi cũng có đề kháng cao hơn. Bơi cũng là một hoạt động thể thao tốt cho bà bầu để tránh táo bón “ghé thăm”.
Một cốc nước mỗi sáng khi thức dậy
Sau khi thức dậy, khoan đánh răng vội, mẹ bầu hãy uống một cốc nước ấm. Việc làm này cực tốt cho hệ tiêu hóa. Bởi sau một đêm dài thải độc, cơ thể rất thiếu nước, da cũng cần nước để “chào ngày mới”. Chính vì vậy, đừng quên uống một cốc nước ấm trước khi đánh răng. Đây cũng là cách giúp hạn chế táo bón rất đơn giản mà nhiều phụ nữ bỏ qua.
Đây là một thói quen tốt cần được duy trì. Ngoài ra, mẹ cũng cần tăng cường bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin để cải thiện chứng táo bón. Đồng thời việc này còn giúp mẹ nuôi dưỡng làn da đẹp, sáng, khỏe từ bên trong. Như vậy không đồng nghĩa với việc chỉ cần uống một cốc nước vào buổi sáng là đủ. Bên cạnh đó, mẹ cần uống 2-3 lít nước mỗi ngày để cơ thể duy trì các hoạt động của chúng.

Uống một cốc nước ấm trước khi thức dậy mỗi sáng
Làm bạn với trái cây tươi, nước ép
Cũng giống với rau xanh, trái cây tươi và nước ép vừa cung cấp vitamin C, A… còn giúp tăng nước, trọng lượng cho phân. Nhờ đó việc đào thải phân diễn ra thuận lợi hơn bao giờ hết. Chất xơ trong trái cây tươi thực sự đáng nể. Chúng giúp hoạt động chuyển hóa thức ăn và phân giải các chất diễn ra trơn tru.
Trái cây và nước ép nên được sử dụng vào bữa sáng và các bữa phụ. Chú ý rằng nên ăn trái cây trước bữa chính 30 phút và tuyệt đối không ăn ngay sau khi vừa kết thúc bữa cơm.
Tăng cường lợi khuẩn đường ruột
Táo bón ở bà bầu có thể do hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng. Số lượng lợi khuẩn giảm dần và ít hơn lượng hại khuẩn. Do đó, hại khuẩn lấn át và tiết độc tố khiến bụng đau, đi ngoài khó và ăn không ngon. Do đó để phân mềm hơn, không bị khô cứng, trong giai đoạn mang thai, bà bầu cần tăng cường bổ sung lợi khuẩn. Có thể dùng các sản phẩm men vi sinh bào tử lợi khuẩn. Bên cạnh đó, kết hợp ăn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin để hỗ trợ tốt quá trình tiêu hóa, chuyển hóa thức ăn, ngăn táo bón.
Tránh xa thực phẩm “bạn thân” của táo bón
Ngoài những thực phẩm phụ nữ mang thai cần bổ sung thì cũng cần tránh xa những món ăn gây hại cho hệ tiêu hóa. Một số thực phẩm chiên rán, mít, nhãn, rượu, bia… có ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Chính vì vậy, mẹ bầu tuyệt đối không sử dụng những thực phẩm này. Lựa chọn sữa cho bà bầu không gây nóng trong và có thành phần chất xơ sẽ tốt hơn.
Xem thêm: Khắc phục táo bón ở bà bầu hiệu quả không dùng thuốc – Báo điện tử VTV