Ăn gì chống táo bón và kiêng gì để không bị táo bón? Táo bón là triệu chứng bệnh lý rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Có đến 95% trẻ mắc táo bón và chưa có biện pháp xử lý phù hợp.

Ăn gì chống táo bón cho trẻ trong độ tuổi tới trường?
Ăn gì kiêng gì để chống táo bón cho trẻ?
Trẻ nhỏ trong độ tuổi tới trường rất khó kiểm soát. Mọi thứ từ ăn uống, sinh hoạt, ngôn ngữ, hành vi đều rất khó kiểm soát. Cái mà cha mẹ có thể trang bị cho trẻ là kiến thức, tâm lý và khơi dạy con người tử tế trong mỗi đứa trẻ ngay từ nhỏ bằng những hành động, ngôn ngữ của bản thân và gia đình.
Tạo thói quen ăn uống cho trẻ một cách đa dạng, đi cầu đúng giờ là một cách để giúp trẻ trong độ tuổi tới trường hạn chế được táo bón. Ở trường, trẻ thường ăn theo chế độ của nhà trường và sinh hoạt khác một chút so với ở nhà. Cha mẹ có thể dặn thầy cô để ý hoặc dặn dò chính con mình để bé ý thức được tầm quan trọng của sinh hoạt điều độ và ăn uống khoa học.
Thực phẩm trẻ nên ăn khi bị táo bón
Hoa quả, trái cây tốt cho trẻ bị táo bón
Các loại trái cây chứa nhiều vitamin và chất xơ như quả bơ, chuối, táo, lê cùng các loại quả mọng (mâm xôi, việt quất, dâu tây… ). Chất xơ trong trái cây giúp cải thiện táo bón hiệu quả, giữ nước cho phân và kích thích khả năng tiêu hóa, hấp thu. Mẹ có thể dùng các loại quả cho bữa sáng của trẻ (ăn cùng yến mạch). Hoặc sử dụng làm loại salad ăn vào bữa phụ.
Táo và chuối là loại trái cây được khuyên nên sử dụng hàng ngày. Chất tannin, axit malic và vitamin dồi dào trong táo giúp ích cho sự phát triển của bé.
Rau xanh là then chốt
Ngoài trái cây tươi, rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Bắp cải, súp lơ, rau ngót, rau mồng tơi… giúp làm sạch hệ tiêu hóa, giảm lượng choleterol xấuắp cải là thực phẩm giúp loại bỏ các độc tố từ đường tiêu hóa để làm sạch hệ tiêu hóa của bạn. Súp lơ chứa các cenllulose mềm dễ tiêu hóa. Thực tế, một nửa các chất có trong súp lơ là chất đạm. Do đó, đây là loại rau mà cơ thể hấp thụ dễ nhất. Bên cạnh việc luộc, xào các loại rau này, mẹ nên thử nước ép rau cho bé.

Rau xanh tốt cho trẻ bị táo bón
Bánh mì ngũ cốc
Bánh mì cũng là một trong những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Tuy nhiên, mẹ hãy chọn bánh mì ngũ cốc thay vì bánh mì thường. Bánh mì ngũ cốc nguyên cám giàu chất xơ, ít chất béo và nhiều carbohydrate phức hợp giúp giảm táo bón rõ rệt.
Nước – Nguồn sống và “vũ khí thầm lặng” ngăn bệnh táo bón
Cơ thể chúng ta có đến 70% là nước. Do đó, nước là thành phần không thể cho sức khỏe. Nước hỗ trợ hoạt động của nhu động ruột, giữ ẩm cho phân và giúp thời gian vận chuyển nhanh hơn. Nhờ đó, trẻ đi cầu dễ dàng mà không phải rặn hay đau đớn vì táo bón nữa. Chính vì vậy, việc uống đủ nước rất quan trọng. Thiếu nước dẫn đến mệt mỏi, mỏi cơ và táo bón xảy ra.
Sữa chua và thực phẩm chứa prebiotics, probiotic
Khi nhắc đến những thực phẩm cung cấp lợi khuẩn cho cơ thể, không thể không nhắc đến sữa chua, kim chi, buttermilk… Và những thực phẩm chứa prebiotic như hành tây, cần tây, măng tây… Để củng cố hệ vi sinh đường ruột, tăng số lượng lợi khuẩn, mẹ nên khéo léo kết hợp những thực phẩm này trong chế biến thức ăn hàng ngày cho trẻ. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn cho trẻ bằng cách cho bé dùng men vi sinh bào tử lợi khuẩn hàng ngày.
Mật ong
Thay vì cho trẻ dùng thực phẩm chứa nhiều đường, mật ong có độ ngọt tự nhiên, giá trị dinh dưỡng cao và giúp mềm phân. Mẹ có thể dùng mật ong pha nước, sinh tố cho trẻ uống vào mùa hè. Với mùa đông, mẹ có thể thử các công thức pha nước giúp giảm ho, tiêu đờm từ mật ong. Một công đôi việc, vừa ngăn táo bón, vừa tốt cho hô hấp.
Kiêng ngay những thực phẩm này nếu không muốn bị táo bón
- Hạn chế ăn quá nhiều chất béo cùng lúc. Nhất là trẻ đang bị táo bón.
- Đồ ăn chế biến sẵn như xúc xích, dăm bông, thịt xông khói… khiến khí thừa lưu lại trong ruột, nhiều chất béo chuyển hóa gây khó tiêu.
- Đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt có ga chứa lượng đường quá lớn cùng chất bảo quản. Loại đường này khiến trẻ có nguy cơ cao bị béo phì, sâu răng và táo bón kéo dài. Chính vì vậy, không nên cho trẻ dùng những đồ uống này để tránh táo bón.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa đặc biệt là phô mai, kem… chứa lượng đường và chất béo bão hòa không tốt. Điều này khiến khả năng tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng, táo bón trầm trọng khó cải thiện.

Trẻ bị táo bón nên kiêng gì?
Lời khuyên từ chuyên gia cho trẻ bị táo bón
Trẻ bị táo bón sẽ có nhiều thay đổi về mặt sinh lý và tâm lý. Thông thường trẻ sẽ trở nên chán ăn, ngại và nhịn đi cầu. Chính điều này khiến việc khắc phục tình trạng táo bón càng trở nên khó khăn. Do đó, ngoài câu hỏi ăn gì chống táo bón đã được giải đáp ở phần trước, mẹ cần tham khảo lời khuyên từ chuyên gia cho vấn đề này.
- Thực hiện chế độ ăn đúng giờ, đúng bữa.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
- Ngủ đủ giấc và vận động thể thao đều đặn 30 phút mỗi ngày
- Không để trẻ nhịn đi đại tiện, nên thiết lập thói quen đi vào một thời điểm cố định trong ngày.
- Nếu có thay đổi bất thường và táo bón vẫn không thuyên giảm, gặp ngay bác sĩ để được hướng dẫn chuẩn chỉ.
Xem thêm: Gợi ý thực đơn 3 bữa giúp trẻ ăn ngon miệng, tránh táo bón – Báo sức khỏe đời sống