Trẻ biếng ăn chậm lớn nguyên nhân do đâu? Có khi nào cha mẹ tự hỏi, tình trạng này xuất phát từ chính những sai lầm của mình trong cách xây dựng chế độ dinh dưỡng và tạo dựng thói quen ăn uống cho trẻ?
Trẻ biếng ăn chậm lớn là gì?
Theo thống kê, trên toàn thế giới có đến 55% trẻ từ 1 đến 6 tuổi mắc chứng biếng ăn, chậm lớn. Tại việt nam, tỷ lệ này vào khoảng 22-48%. Biếng ăn là khi lượng thức ăn bé nạp vào thấp hơn 60% so với nhu cầu của cơ thể và kéo dài 1 tháng. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ.
Trực quan cho thấy, những trẻ biếng ăn chậm lớn thường có chiều cao, cân nặng, thị lực và trí lực thấp hơn những trẻ ăn uống tốt, đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt, bé biếng ăn còn có hệ miễn dịch kém hơn, dễ mắc phải một số bệnh viêm nhiễm như: viêm đường hô hấp, viêm ruột, rối loạn tiêu hóa…

Trẻ biếng ăn chậm lớn thường có chiều cao, cân nặng, thị lực và trí lực thấp hơn những trẻ ăn uống tốt, đủ chất dinh dưỡng
Sai lầm của cha mẹ khiến con lười ăn, chậm lớn
Ngoài nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân bé như: trẻ gặp vấn đề về sức khỏe, do sinh lý… thì chính những sai lầm dưới đây của cha mẹ trong cách xây dựng chế độ dinh dưỡng và thói quen trong ăn uống cũng gây nên tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn.
Sai lầm 1: Ép trẻ ăn
Không ít ông bố, bà mẹ có chung tâm lý rằng, trẻ ăn càng nhiều càng tốt. Bởi vậy, họ ra sức ép con ăn với lượng đồ ăn lớn trong một bữa hoặc ăn quá nhiều bữa liên tục trong 1 ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng, không nên ép con ăn quá nhiều vì ăn quá no có thể khiến dạ dày bị quá tải. Vì mỗi trẻ đều có thể trạng và nhu cầu nạp dinh dưỡng khác nhau. Ngoài ra, điều này còn khiến trẻ có tâm lý sợ ăn, lâu dần sẽ dẫn đến chứng biếng ăn tâm lý.
Sai lầm 2: Các món ăn nhàm chán, đơn điệu
Một trong những sai lầm khá phổ biến mà cha mẹ thường mắc phải khiến trẻ biếng ăn chậm lớn là vấn đề xây dựng thực đơn dinh dưỡng hàng ngày nhàm chán, đơn điệu. Theo khảo sát, phần đông cha mẹ đều chỉ chú ý đến lượng thức ăn bé nạp vào mà chưa để ý nhiều đến các yếu tố như đa dạng và đẹp mắt cho bữa ăn của con. Tâm lý của trẻ nhỏ là thích những món ăn bắt mắt, nhiều màu sắc và dễ thương. Nếu các món ăn của mẹ đơn điệu, không hấp dẫn có thể khiến bé cảm thấy nhàm chán trong mỗi bữa ăn. Bởi vậy, mẹ cần đa dạng các món ăn để trẻ hứng thú với bữa cơm hơn.
Sai lầm 3: Không cho trẻ ăn cùng gia đình
Không ít gia đình Việt có thói quen cho trẻ ăn riêng. Với các bé sau 1 tuổi, trẻ có thể ngồi ăn chung với gia đình trong các bữa ăn chính. Trong độ tuổi này, trẻ bắt trước rất nhanh bằng cách quan sát hành động của người khác. Do vậy, cha mẹ hãy cho trẻ tập làm quen với không khí ăn uống quây quần cùng gia đình, tạo không khí vui vẻ để con hứng thú với bữa ăn chung. Mẹ cũng cần chú ý, các món ăn nấu cho trẻ không nên quá nhiều gia vị để trẻ có thể ăn uống dễ dàng và không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non yếu của con.